Tối qua, Sơn Tùng M-TP đã cho lên sóng ca khúc mới hoàn toàn bằng tiếng Anh There's No One At All với mục tiêu chinh phục thế giới. Theo các fan Sky thì đây có lẽ là ca khúc cuối cùng đánh dấu sự nghiệp âm nhạc của Sơn Tùng M-TP, bởi lẽ Tùng từng tuyên bố sẽ chấm dứt vai trò ca sĩ vào năm 30 tuổi và lùi lại để hỗ trợ các bạn trẻ theo đuổi nghệ thuật.
Nhưng chắc Tùng không ngờ, bài hát có thể là cuối cùng trong sự nghiệp của mình lại dính nhiều phản hồi tiêu cực như vậy từ cộng đồng mạng, khán giả và có thể chính từ fan ruột của anh.
Sau vài tiếng đồng hồ đăng lên youtube chính thức của Sơn Tùng, ngoài việc views không được cao như kỳ vọng và là bước thụt lùi so với các MV trước của Tùng, MV này còn nhận rất nhiều phản hồi tiêu cực.
MV khắc họa một Sơn Tùng đầy cô đơn và chơi vơi giữa cuộc đời
Sáng ngày 29/4, hàng loạt KOLs và rất nhiều tài khoản mạng xã hội đã lên tiếng đề nghị tẩy chay ca khúc và báo cáo report yêu cầu gỡ bỏ khỏi nền tảng nhạc youtube, đồng thời đề nghị cơ quan chính quyền phạt Sơn Tùng M-TP về việc cổ súy hành động tiêu cực trong bộ phận giới trẻ. Theo những người này, sau thời gian phong tỏa vì Covid, rất nhiều bạn trẻ đang trầm cảm và cần những gì tích cực cổ vũ tinh thần chứ không phải là những MV tiêu cực có hình ảnh thần tượng buông xuôi số phận, tự tử để thoát khỏi những đau buồn trong cuộc sống.
Cụ thể, một tài khoản mạng xã hội ra lời kêu gọi như sau:
"Sơn Tùng MTP vừa ra một clip hoàn toàn không phù hợp cho giới trẻ và hiện đã được rất nhiều người xem. Clip THERE'S NO ONE AT ALL của Sơn Tùng MTP là một clip kể về bạn trẻ nổi loạn cuối cùng đã chọn cách tự kết liễu cuộc sống của chính mình.
Đây là một Clip quá tiêu cực, được sản xuất vào một thời điểm KHÔNG PHÙ HỢP, và THIẾU NHẠY CẢM, và có khả năng GÂY NGUY HIỂM và TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC với xã hội và giới trẻ.
Tôi kêu gọi tất cả những người bạn của mình ở đây hãy report clip này về nội dung không phù hợp và bạo lực. Các bạn hãy vào Youtube và report nội dung này."
Ngoài ra, họ còn đề nghị chính quyền, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Hội Phụ Nữ, Bộ Văn hoá, và tất cả các Bộ liên quan phải vào cuộc để:
1) Yêu cầu Youtube GỠ BỎ ngay lập tức clip này khỏi nền tảng của mình
2) Yêu cầu đội ngũ sản xuất và tác giả gỡ bỏ clip và xin lỗi.
Nhiều người còn lập page tẩy chay và đề nghị các nhãn hàng đang tài trợ cho Sơn Tùng lên tiếng và tẩy chay Clip này.
Bên cạnh những ý kiến phản đối tẩy chay ca khúc, cũng có những bình luận cho rằng đây chỉ là 1 sản phẩm âm nhạc nghệ thuật đơn thuần. Và hình ảnh cuối cùng khi Sơn Tùng ngửa người ra sau cũng không thể kết luận đó là hành động tự tử vì trong các bộ phim hoặc MV âm nhạc trên thế giới có rất nhiều cảnh như vậy, và cảnh sau đó... nhân vật chính là chỉ rơi xuống bể nước hoặc có thể bay lên hoặc bám vào tường để trèo lên, thể hiện sức sống và ý chí mãnh liệt.
Vì MV của Sơn Tùng vẫn chưa hoàn toàn kết thúc nên không thể kết luận đó là hành động tự tử, đây chỉ là cách minh họa nghệ thuật khiến người ta phải liên tưởng tới nhiều cái kết khác nhau.
Trên thế giới cũng có khá nhiều MV âm nhạc của các ca sĩ mang tính tiêu cực như Britney Spears với cảnh cắt cổ tay trong nhà tắm, MV The Last của Suga BTS, Loser của Bigbang...
Tuy nhiên có thể thấy, nghệ sĩ càng có ảnh hưởng thì càng cần có trách nhiệm với hành động của mình. Nếu là chiêu trò truyền thông để mọi người nhắc tới thì Sơn Tùng nên cân nhắc vì anh đang là thần tượng của rất nhiều bạn trẻ, nếu là nghệ thuật thuần túy thì có lẽ thời điểm này không phải là lúc thích hợp để ra mắt 1 bài hát đậm màu 'tối' như vậy vì biết đâu sẽ có 1 trào lưu cực đoan bắt đầu từ MV này.
Mới đây, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH và TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Nội dung MV vô tình cổ vũ những hành động gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, đã vi phạm quy định khoản 4, Điều 3, Nghị định 144/202/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn. Nếu Sơn Tùng không dừng việc phát hành MV, Cục sẽ yêu cầu Google, YouTube can thiệp gỡ MV, đồng thời xử lý Sơn Tùng nếu như không chấp hành'.