Duy Khánh đã sững người vì đọc tin... mình qua đời

Nhiều Youtuber bị chỉ trích vì bất chấp câu view, đưa tin giả về việc nghệ sĩ qua đời. Lần này, Duy Khánh sững người khi đọc tin chính mình qua đời mà chỉ biết than trời.

10/03/2022 16:49

google_Tiin.vn

Bằng cách đặt tiêu đề và ảnh bìa giật gân, nhiều video trên YouTube trục lợi từ việc loan tin nhiều người nổi tiếng qua đời. Trước Duy Khánh, một loạt sao Việt như Hoài Linh, Hồng Vân, Lê Dương Bảo Lâm... đã là nạn nhân của chiêu trò câu view bất chấp như thế này. Điều này khiến dư luận bức xúc, kêu gọi tẩy chay những kênh này để giúp môi trường mạng trong sạch hơn.

Nội dung chú thích ảnh

Với cách tính 8 triệu đồng cho 1 triệu lượt xem, nhiều Youtuber nhắm đến tin giả về sao Việt để mong có lượt view cao.

Nội dung chú thích ảnh

Duy Khánh than trời: 'Mấy bạn làm vậy có quá ác với tôi không?'

'Bây giờ tin giả về nghệ sĩ trên mạng xã hội rất khó kiểm soát nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến tên tuổi nghệ sĩ. Chỉ cần một bình luận, tiêu đề ác ý câu view đã đủ đẩy nghệ sĩ vào một mớ rắc rối rồi. Không phải nghệ sĩ nào cũng đủ sức đi thưa kiện từng người', đại diện của nghệ sĩ Hồng Vân trả lời báo chí sau khi một kênh YouTube cũng đăng tải thông tin nghệ sĩ Hồng Vân qua đời với lý do đột quỵ.

Dù đã có luật an ninh mạng, các bộ luật, văn bản nhưng một bộ phận vẫn sẵn sàng vi phạm bởi hiện nay có rất nhiều vấn đề mà nhà quản lý an minh mạng chưa thể xử lý ngay và xử lý hết được. Trong khi đó, nhiều người lợi dụng kẽ hở, luồn lách pháp luật nên nếu bị 'sờ gáy' cũng chỉ phạt hành chính vài triệu đồng.

Theo Điều 32, Bộ luật dân sự năm 2015, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Nếu việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh. Ngoài ra, Điều 34, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Trường hợp, những cá nhân này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì việc ghi hình ảnh của họ phải được sự đồng ý của người giám hộ theo pháp luật. Mục đích của việc ghi hình này không được dùng để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người đó. Ngoài hành vi trên, pháp luật nghiêm cấm các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn hay thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, …

Những đoạn ghi hình, clip có nội dung lợi dụng sức khỏe, vấn đề tâm thần của người khác hay các đoạn ghi hình cận cảnh cái chết, tai nạn kinh dị của người khác,… để thu hút nhiều người vào xem. Hành vi này đã vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội. Theo quy định tại Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37, Điều 1, Nghị định 14/2022/NĐ-CP, người có hành vi nêu trên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trường hợp, việc cung cấp, chia sẻ các đoạn ghi hình, clip có nội dung, tính chất, mức độ nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Cheng/VTC News
Tin cùng chuyên mục
    Đọc nhiều
    Mới nhất