Ngày 14/9, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các thành viên thuộc Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp trong khu vực, SuperPortTM Việt Nam - liên doanh giữa Tập đoàn YCH (Singapore) và Tập đoàn T&T (Việt Nam) tổ chức sự kiện công bố Tầm nhìn mới của SuperPortTM Việt Nam.
Các đại biểu thực hiện nghi thức công bố tầm nhìn mới của SuperPortTM Việt Nam Sự kiện nhấn mạnh vị trí của SuperPortTM Việt Nam như một trung tâm quan trọng kết nối chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, với mục tiêu đầy tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040. Sự kiện cũng đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự phát triển của SuperPortTM Việt Nam, hướng tới nâng cao năng lực hậu cần của Việt Nam, đồng thời, đóng góp vào mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên suốt Trung Quốc và Đông Nam Á
Tại sự kiện, các quan khách đã có thể hình dung về tầm nhìn tương lai của SuperPortTM Việt Nam thông qua Apple Vision Pro, một máy tính không gian tiên tiến. Công nghệ thực tế ảo làm nổi bật mô hình 'Park within a Park™', tích hợp tất cả các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển trong một trung tâm hậu cần duy nhất. Sáng kiến này giúp kết nối liền mạch, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và củng cố vị thế của SuperPort™ Việt Nam như một nhân tố then chốt của ngành hậu cần trong khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông phát biểu tại sự kiện Trong sự kiện, Tiến sĩ Yap Kwong Weng, Tổng giám đốc SuperPort™ Việt Nam, đã chia sẻ tầm nhìn mới và kế hoạch phát triển của SuperPort™ đầu tiên tại Đông Nam Á. Ông tuyên bố, “Bằng cách ứng dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp hậu cần đột phá, chúng tôi đang cải thiện dòng chảy hàng hóa trên khắp khu vực và thiết lập một tiêu chuẩn mới cho các cảng logistics bền vững trong tương lai. SuperPort™ Việt Nam có vị thế quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam và củng cố kết nối trong khu vực thông qua nền tảng hạ tầng đẳng cấp thế giới.”
SuperPort™ Việt Nam được định vị là trung tâm hậu cần đa phương thức chiến lược, kết nối mạng lưới vận tải hàng hóa Trung Quốc - Đông Nam Á với các thị trường toàn cầu thông qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Là một nút quan trọng trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN, SuperPortTM Việt Nam được xây dựng nhằm tăng cường hội nhập và thương mại xuyên biên giới trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng liền mạch, nhanh hơn và thông minh hơn.
Nằm trên hành lang kinh tế phía Bắc, SuperPort™ Việt Nam kết nối 20 khu công nghiệp với các cảng biển và sân bay lớn, bao gồm Hải Phòng, Nội Bài, và kéo dài đến các tỉnh Vân Nam và Côn Minh, Trung Quốc. Thừa hưởng gần 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics của Tập đoàn YCH, SuperPort™ Việt Nam còn tận dụng được lợi thế kết nối với các trung tâm cung ứng toàn cầu trên khắp Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.
Cảng logistics đa phương thức đầu tiên của Châu Á đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040
'Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, SuperPort™ Việt Nam đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình. Chúng tôi cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040, củng cố vị thế dẫn đầu của Việt Nam trong phát triển bền vững', Tiến sĩ Yap cho biết.
Tiến sĩ Yap Kwong Weng, Tổng giám đốc SuperPort™ Việt Nam, đã chia sẻ tầm nhìn mới và kế hoạch phát triển của SuperPort™ đầu tiên tại Đông Nam Á SuperPort™ Việt Nam đã vạch ra kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng 0. Kế hoạch này bao gồm việc đánh giá lượng phát thải hiện tại; nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng các công nghệ như AI và IoT; lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang sử dụng xe điện cho vận chuyển hàng hóa vào năm 2030. Lượng phát thải còn lại sẽ được bù đắp thông qua việc mua tín chỉ năng lượng tái tạo và tín chỉ carbon.
SuperPort™ Việt Nam cũng cam kết phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao. Hợp tác với Tập đoàn YCH cùng Học viện Logistics và Chuỗi cung ứng Singapore (SCALA), dự án sẽ đào tạo 500 chuyên gia logistics thông qua chương trình phát triển tài năng kéo dài 9 tháng tại Singapore. Sáng kiến này nhằm mục đích chuẩn bị lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về nhân lực chất lượng cao, am hiểu công nghệ trong lĩnh vực logistics, trong bối cảnh Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử và R&D quan trọng.