Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học luôn tranh cãi xem động vật có tồn tại văn hóa như loài người hay không, nhưng mãi đến những năm 1940 họ mới tìm ra được một câu trả lời tạm coi là thỏa đáng, động vật linh trưởng có tồn tại văn hóa, đó là sự kế thừa cách sử dụng công cụ kiếm ăn, chăm sóc con non... và cơn sốt về nghiên cứu văn hóa động vật bắt đầu bùng nổ.
Con người đang hủy hoại 'văn hóa' của loài tinh tinh?
Loài tinh tinh có thể truyền lại cách sử dụng công cụ để bắt mối hay khả năng loại bỏ các loại hạt bằng các công cụ cho các thế hệ tương lai.
Theo một nghiên cứu mới được công bố, các hành vi văn hóa và xã hội phức tạp được thể hiện bởi tinh tinh đang dần biến mất khi con người tiếp tục xâm lấn vào các khu vực hoang dã.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các hoạt động của con người đang phá hủy văn hóa của loài tinh tinh. Những con tinh tinh sống gần gũi hơn với con người đã cho thấy sự đa dạng hóa hành vi bắt đầu giảm dần.
Cụ thể, quần thể tinh tinh ở xa tầm ảnh hưởng của con người có thể có 15 đến 20 hành vi văn hóa. Các quần thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người có thể chỉ còn hai hoặc ba hành vi.
Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu tin rằng sự biến mất của hành vi văn hóa động vật có thể đẩy nhanh sự tuyệt chủng của loài này. Ngay khi bản báo cáo được đưa ra, nhiều người đã cho rằng đây là tội ác của nhân loại, thậm chí có những tổ chức còn kêu gọi thành lập những khu bảo tồn tách biệt để bảo vệ di sản văn hóa của loài tinh tinh.
Trên thực tế ảnh hưởng của con người không phải tất cả là tiêu cực, thậm chí nhân loại còn tạo ra những hành vi văn hóa mới cho các loài linh trưởng.
Khi được con người cho ăn một thời gian, những con khỉ trên đảo tự học được cách rửa khoai lang trước khi cho vào miệng.
Văn hóa của loài linh trưởng hình thành như thế nào?
Vào những năm 1950, giáo sư người Nhật Bản Imanishi bắt đầu nghiên cứu hành vi văn hóa của loài khỉ Nhật Bản. Ông cùng hai người học trò của mình đi đến đảo Koshima - hòn đảo được mệnh danh là Hoa quả sơn của Nhật Bản.
Qua nhiều năm, họ đã phát hiện loài khỉ Nhật Bản tồn tại rất nhiều hiện tượng của văn hóa truyền thống như thứ bậc xã hội, huyết thống mẫu hệ...
Trong số đó, thú vị nhất là sự phát triển và lan rộng của các hành vi đổi mới như rửa khoai lang, củ cải và lúa mì.
Để quan sát tốt hơn những con khỉ Nhật Bản, nhóm nghiên cứu của ông đã cho khỉ ăn khoai lang mỗi ngày, nhưng do diện tích quan sát chỉ có hạn nên họ thường ném những củ khoai lang dọc theo bờ biển.
Những con khỉ trên núi cao của Nhật Bản biết cách tìm những nguồn suối nước nóng để tắm và giữ ấm vào mùa đông lạnh giá.
Những con khỉ luôn vui vẻ đón nhận bữa ăn miễn phí, nhưng lúc này khoai lang bị dính cát và chúng chỉ đơn giản dùng tay để vuốt những củ khoai lang rồi cho vào miệng.
Nhưng làm như vậy vẫn chưa sạch được cát nên những con khỉ tham ăn, cắn mạnh sẽ vô tình tự làm gãy răng của mình, nhưng chúng cũng chỉ biết im lặng chịu đựng và tiếp tục ăn, cho đến một ngày, có một con khỉ cái tên Imo đột nhiên thay đổi hành vi.
Thay vì chỉ vuốt những củ khoai khi nhặt lên, lần này nó đã không đưa thẳng vào miệng mà đi về phía bãi biển bỏ củ khoai xuống nước rồi mới vớt lên ăn.
Khi những con khỉ khác nhìn thấy Imo làm điều này, chúng đã nhanh chóng học và làm theo và sau đó hành vi này đã lan rộng ra cả bầy khỉ trên đảo.
Theo thống kê từ năm 1962, 75% thành viên của bầy khỉ đã học cách rửa khoai lang và được truyền lại cho những thế hệ sau của bầy khỉ.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng khỉ tuyết ngâm mình trong suối nước nóng sẽ giúp đàn khỉ tăng khả năng sinh sản và sống sót trong mùa đông giá lạnh.
Điều thú vị hơn là khi một số con khỉ Nhật Bản sống trong đất liền, khi được cho ăn khoai lang và để nước ở bên cạnh, chúng lại hoàn toàn không nghĩ ra được cách làm giống như khỉ trên đảo.
Do đó, nguồn gốc văn hóa của một động vật có thể liên quan chặt chẽ đến vai trò của những cá thể riêng biệt trong bầy.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người không đồng ý với quan điểm này và thậm chí không thể gọi đó là văn hóa. Chỉ đến khi một nghiên cứu mang tính bước ngoặt xuất hiện, luận điểm này mới được giải thích thêm.
Con người đang có những tác động tiêu cực đối với loài tinh tinh hay đang giúp chúng 'tiến hóa'?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 30 hành vi, thói quen khác nhau trong các quần thể tinh tinh cụ thể, bao gồm các cách sử dụng công cụ, chải lông, hành vi tán tỉnh và các hoạt động ăn uống...
Ví dụ, một số quần thể tinh tinh thích bắt mối bằng những thanh gỗ ngắn nhưng các quần thể khác lại phát hiện ra rằng những chiếc que dài có thể bắt được nhiều mối hơn.
Một số nhóm thích sử dụng gỗ để mở thức ăn có vỏ cứng, trong khi những nhóm khác thích sử dụng đá.
Có thể nói rằng những lý do cho những thay đổi hành vi này có những đặc điểm xã hội nhất định.
Nhét cỏ vào lỗ tai là hành vi phổ biến trong một quần thể tinh tinh riêng biệt.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là vào năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra hành vi nhét cỏ vào lỗi tai trong quần thể tinh tinh và 8 trong số 12 con tinh tinh trong nhóm này luôn làm như vậy. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng điều này có thể bắt đầu với một con tinh tinh tên là Julie.
Thực tế, hành vi như này tồn tại trong nhóm tinh tinh này không có tác dụng gì cả. Chỉ là sau khi Julie làm điều này, những con tinh tinh khác bắt đầu bắt chước hành vi của nó.
Điều này dường như cũng chỉ ra rằng tinh tinh có thể tạo ra các thói quen và hành vi mới, đồng thời các nhà khoa học tin rằng nhiều hành vi của tinh tinh không phải do di truyền.
Cách truyền thói quen và hành vi của chúng không mấy khác biệt so với con người, theo một khía cạnh nào đó thì ảnh hưởng của con người có thể đã tạo ra một số 'văn hóa' cho các loài linh trưởng khác.
Tuy nhiên, chính con người cũng khiến cho những loài linh trưởng khác đánh mất đi những hành vi văn hóa vốn có của chúng.
Loài tinh tinh cũng học hỏi được những hành vi từ con người nhưng có vẻ trong số đó có những hành vi thực sự vô bổ đối với việc sinh tồn trong thế giới tự nhiên
Loài tinh tinh ngày càng trở nên 'ngu ngốc'?
Ngay từ năm 2010, Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck đã thực hiện một cuộc khảo sát thực địa có tên Pan Phi.
Trong suốt một thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã mô tả 31 hành vi khác nhau của tinh tinh được hiển thị trong 144 nhóm xã hội của tinh tinh trên 46 địa điểm ở 15 quốc gia khác nhau.
Sau đó, họ phát hiện ra rằng ở những nơi có ảnh hưởng của con người, tinh tinh không có khả năng thực hiện 88% trong số 31 hành vi này.
Không giống như trong phim ảnh, tinh tinh dường như ngày càng trở nên 'ngu ngốc' hơn dưới ảnh hưởng của con người, một số quần thể tinh tinh còn không biết cách dùng que để bắt mối hay thậm chí không biết sử dụng những dang động tự nhiên để tránh gió và mưa bão.
Trên thực tế loài tinh tinh rất thông minh là luôn tìm ra cách để thích nghi với hoàn cảnh, khi một con tìm ra được phương thức sử dụng công cụ mới thì ngay lập tức hành vi này sẽ được lan truyền rông trong cả bầy.
Và hành vi này có thể được lan truyền rộng ra các bầy khác thông qua sự giao tiếp giữa những bầy lân cận.
Tuy nhiên, sự xâm nhập của con người đã chặn liên lạc giữa các nhóm tinh tinh. Ví dụ, một con tinh tinh đã thành thạo một kỹ năng nhất định, nhưng nó lại bị thợ săn giết khi kỹ năng đó chưa phổ biến. Điều này cũng có nghĩa là toàn bộ cộng đồng tinh tinh mất cơ hội làm chủ kỹ năng đó.
Tinh tinh ở những khu vực có tác động cao của con người đang cho thấy sự mất mát 88% về hành vi của chúng khi so sánh với các quần thể có ít ảnh hưởng của con người.
Đối với tinh tinh, ngoài việc săn bắn, kỹ năng sinh tồn của chúng cũng biến mất vì sự vô tâm của con người. Ví dụ, khi các hoạt động của con người ngày càng tăng, thậm chí một khu rừng bị cắt thành những mảnh nhỏ. Các nhóm tinh tinh khác nhau ban đầu sống trong cùng một khu rừng và có thể học các kỹ năng sống mới từ nhau.
Nhưng khi rừng bị chặt, kết nối giữa chúng cũng bị cắt đứt nên các kĩ năng mới cũng không được phổ biến ra ngài bầy. Kết quả khảo sát cũng đặt ra một hướng đi mới cho kỷ nguyên bảo vệ động vật mới của chúng ta.
Như nhà động vật học Andrew đã nói: 'Bảo vệ động vật không chỉ là bảo vệ gen của chúng, mà còn về những thứ có liên quan đến văn hóa'.