Nơi làm việc không phải là chỗ cho những chú heo lười. Năm 20 tuổi, bạn nỗ lực hết sức mình để mong có chỗ đứng trong công ty nhưng ở tuổi 30, bạn bắt đầu bê tha, chậm chạp thì đừng trách mãi sao không thăng tiến. 20 tuổi bạn phải nỗ lực kiểu 20 tuổi, 30 tuổi bạn phải chăm chỉ theo kiểu 30 tuổi. Bạn không thể nỗ lực theo kiểu 20 tuổi khi bạn 30 tuổi, bởi vì ở nơi làm việc, không ai sẽ trả tiền cho bằng cấp của bạn, họ sẽ trả công cho những gì bạn làm được.
Có một nghịch lý như sau: Một người làm việc khoảng 5,6 năm, nhanh nhẹn tháo vát do đã quen việc, quan hệ với đồng nghiệp rất tốt, chuyên nghiệp hơn khi đi gặp đối tác... nhưng sếp không có ý định tăng lương hay thăng chức cho anh ta. Nếu anh ta nói chuyện thăng tiến với sếp thì sợ sếp la. Còn nếu như im lặng cho qua, thì lại cảm thấy không cam lòng vì không xứng với công sức mình bỏ ra. Do đó, thay vì phàn nàn với sếp thì anh ta sẽ lặng lẽ tìm kiếm một công việc khác.
01
Vài ngày trước, cậu em của đồng nghiêp tôi đang có ý định nghỉ việc ở công ty cũ. Cậu ta chưa đến 30 tuổi, đang trong thời kỳ vàng son của sự nghiệp nhưng vì không được sếp trọng dụng, cậu quyết tâm nộp đơn xin nghỉ.
Tôi đã giới thiệu cậu lên phòng nhân sự công ty tôi. Giám đốc nhân sự rất hài lòng với bản lý lịch và đặt lịch phỏng vấn. Dù đã đậu phỏng vấn nhưng cậu từ chối làm việc ở công ty tôi. Tôi nghĩ rằng cậu ta vừa nghỉ việc công ty cũ, có lẽ đang túng thiếu tiền nên muốn giúp cậu ta có thêm chút tiền tiêu để sống thoải mái hơn. Nào ngờ, cậu ấy nói với tôi: 'Cảm ơn anh đã quan tâm đến em. Em không đồng ý không phải về lương bổng và phúc lợi của công ty. Em nghe nói rằng công ty của anh thường làm việc ngoài giờ. Anh biết đấy, năm nay em đã 27 tuổi và em còn chưa kết hôn. Làm trong công ty anh một thời gian chắc em chết vì kiệt sức mất'.
Trong khi nói, cậu còn chỉ vào khung cảnh nghĩa địa mà cậu search google, cậu cho rằng tăng ca thì cậu sẽ đến nơi này sớm thôi. Tôi bất lực thở dài và nói : 'Ừ nhỉ, cơ sức khỏe là quan trọng, hãy kiếm việc phù hợp hơn mà làm nhé'.
Nếu tôi sợ mình không đủ tiền tiêu mỗi tháng, thì tôi sẽ cố gắng kiếm thêm tiền. Nhưng nếu làm việc quá nhiều và không nghỉ ngơi hợp lý thì không có sức khỏe và tất nhiên là tôi không thể kiếm được tiền. Khi nghe nhiều người nói rằng làm thêm giờ rất có hại cho cơ thể, ngủ không đủ giấc, thoạt đầu tôi sẽ phản biện lại rằng không có việc gì dễ dàng cả, phải bỏ sức ra thì mới có tiền nhưng tôi cảm thấy rằng làm việc quá sức thì không có đủ năng lượng để tiếp tục làm việc, đây chính là thực tế xã hội.
Sau đó, một ứng viên khác đến cùng đợt với cậu kia và chấp nhận mức lương của công ty. Sau khi nói chuyện với sếp nhiều lần, việc tăng lương không có kết quả. Anh này phàn nàn về mức lương thấp nhưng vẫn tiếp tục tìm việc bên ngoài.
02
'Làm bao nhiêu tiền một tháng?' là câu hỏi ám ảnh những sinh viên mới ra trường. Họ rất sợ khi bị hỏi, nên khi vừa tốt nghiệp đại học, họ vội vã kiếm việc làm, họ không sợ mệt mỏi hay khổ cực. Có thể nói, cổ phiếu đáng giá nhất mà họ sở hữu đó là tinh thần mạnh mẽ. Có những người sẽ kết hôn trong độ tuổi này. Vì vậy, họ lại càng ý thức được rằng bản thân phải kiếm nhiều tiền để phụng dưỡng cha mẹ và nuôi nấng con cái sau này.
Sau 30 tuổi, công việc cũng có một chút kinh nghiệm. Nếu bạn phấn đấu cho sự nghiệp, tình yêu có thể không còn nữa vì bạn không có thời gian bên người yêu. Còn khi bạn yêu, công việc của bạn có thể không còn nữa. Điều mà làm bạn lúng túng hơn nữa là bạn muốn được thăng chức nhưng bạn lại không đủ giỏi. Không được thăng chức, thì bạn không hài lòng với những gì bạn bỏ ra. Do đó, nhảy việc đã trở thành lựa chọn của nhiều người.
N. 30 tuổi, tốt nghiệp trường đại học và làm việc chăm chỉ hơn 5 năm. Năng suất làm việc của cô khá tốt. Nhưng sếp cô ấy không đoái hoài gì đến chuyện thăng chức và còn bảo: 'Năm sau đi'. Cô tức giận nhưng vẫn cố cam chịu. Sau chừng một năm, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, N. nhảy việc.
Làm ở công ty mới, tình hình lương bổng tuy có tốt hơn nhưng sức khỏe của N. không tốt. Cô thường xuyên phải tăng ca, thức đêm làm việc.
Có nhiều buổi sáng cô dậy sớm không nổi, lên công ty trễ hoặc là ngủ gục trong giờ làm việc. Trong vài năm qua, sức khỏe của cô xuống dốc.Dù biết như thế nhưng N. không cam tâm khi ngày ngày an phận với mức lương kém. Sau khi suy nghĩ cẩn thận, cô quyết định chiến đấu0. Hiện tại N. đã kết hôn và có một sự nghiệp tương đối vững vàng.
Cuộc sống là của bạn. Bạn có thể chọn cố gắng hết sức để đạt được thứ bạn muốn thì bạn phải chấp nhận thức khuya, dậy sớm. Nếu bạn muốn an nhàn, mỗi tháng nhận lương bèo bọt thì bạn không cần cố gắng. Không có kiểu vừa nhàn vừa lương cao, bạn chỉ đang nằm mơ thôi.
Đi con đường nào là do bạn lựa chọn. Hoặc là thức đêm làm việc hoặc bỏ cuộc. Và chọn việc phù hợp với bản thân và quan tâm đến sức khỏe của bạn. Đừng chọn việc quá sức, bạn sẽ kham không nổi. Muốn chọn việc nhẹ nhàng bạn lại cho rằng lương thấp và bạn không thèm dậy sớm để đi làm. Nghịch lý ở chỗ đó.
03
Hai tháng trước, một đồng nghiệp cũ gọi cho tôi và phàn nàn rằng ông chủ không tốt với anh ta. Anh ta làm việc đã được tám năm, anh tận tâm và siêng năng, nhưng sếp anh từ chối giao cho anh vị trí phó giám đốc. Tiền lương và phụ cấp cũng chả thấm vào đâu. Anh bất mãn với sếp vì trước anh ta, mỗi nhân viên trong độ tuổi 30 tuổi của bộ phận đều được thăng chức nhưng riêng anh thì không. Sự lầm tưởng này không chỉ riêng một mình anh mà nhiều người cũng nghĩ vậy. Nhưng đó không phải là vì 30 tuổi nên họ mới được thăng chức mà là bởi vì những người đó chưa bao giờ coi mình là những người 30 tuổi.
Họ làm việc hết mình như một chàng trai trẻ, khi nào học tập tích lũy kinh nghiệm thì họ học học và khi gặp khó khăn, họ chịu đựng và tìm cách tháo gỡ. Từ đó, kinh nghiệm của họ đủ để đảm đương trọng trách mà cấp trên giao cho và họ được giao cho vị trí phù hợp.
Anh này vì chê lương thấp nên đã không đi làm đúng giờ mỗi ngày. Anh thường đi trễ 30 phút so với giờ quy định. Điều này khiến các đồng nghiệp cùng phòng cảm thấy khó chịu, một số đồng nghiệp khác cũng nhắc nhở anh nhưng như nước đổ lá khoai. Vì cảm thấy lương thấp nên anh tự cho mình cái quyền đi trễ về sớm, không chăm chỉ, không nỗ lực.
Tất nhiên, anh ấy cũng có logic của riêng mình. Theo lời anh ấy, anh vào làm từ lúc thành lập công ty, anh không được thăng chức dù làm việc chăm chỉ. Khi anh ở tuổi 20, anh làm việc thêm giờ cả ngày và anh thấy rằng mình đã 30 tuổi và anh cần nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, không có quy định nào về tuổi nên được thăng chức, chỉ có những người không được thăng chức hay không được thăng chức. Những người có khả năng trở thành quản lý có thể dưới 30 tuổi nhưng những người không có năng lực, thì sau 30 tuổi, họ vẫn là những nhân viên bình thường.
Nơi làm việc không phải là chỗ cho những chú heo lười. Năm 20 tuổi, bạn nỗ lực hết sức mình để mong có chỗ đứng trong công ty nhưng ở tuổi 30, bạn bắt đầu bê tha, chậm chạp thì đừng trách mãi sao không thăng tiến. 20 tuổi bạn phải nỗ lực kiểu 20 tuổi, 30 tuổi bạn phải chăm chỉ theo kiểu 30 tuổi. Bạn không thể nỗ lực theo kiểu 20 tuổi khi bạn 30 tuổi, bởi vì ở nơi làm việc, không ai sẽ trả tiền cho chiếc CV của bạn, họ sẽ trả công cho những gì bạn làm được.
Mọi người nói rằng 30 tuổi thật khó xử, công việc lương cao thì bạn kham không nổi, thức khuya không nổi còn việc lương thấp thì bạn không thèm dậy sớm để đi làm. Vì vậy, khủng hoảng rất nặng nề. Đây không hẳn là một thảm họa tuổi 30. Ngược lại, chính vì chúng ta không theo kịp nhịp điệu của tuổi tác nên mới có cái gọi là khủng hoảng tuổi trung niên.
Nói thật, không có công việc nào dễ dàng có được đồng tiền, bạn phải bỏ công sức để làm ra tiền và không có độ tuổi nào là không làm việc chăm chỉ. Có những người làm việc chăm chỉ hơn bạn và cũng có không ít người lương thấp hơn bạn. Đều do sự cố gắng nỗ lực làm việc mà ra cả.
Vì vậy, đôi khi, bạn phải học cách quên đi tuổi tác của mình, bởi vì không có việc gì mà không cần sự chăm chỉ. Suy cho cùng, bạn phải hiểu sự thật đơn giản nhất: khi bạn đến một độ tuổi mà khả năng của bạn xứng đáng với vị trí công ty cần, cộng thêm sự chăm chỉ thì bạn sẽ được thăng tiến.