Hạn hán sắp trở thành đại dịch tiếp theo và không có vaccine chữa trị
Đó là ý kiến của Đặc phái viên Liên hợp quốc về giảm rủi ro thiên tai Mami Mizutori do sự ấm lên toàn cầu.
24/08/2023 06:49

Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước chưa từng có do nhu cầu tăng cao và khủng hoảng khí hậu gia tăng. Theo báo cáo mới công bố của Viện Tài nguyên Thế giới, ¼ dân số thế giới ở 25 quốc gia đang đối mặt tình trạng căng thẳng cực độ về nước. Những quốc gia này đang sử dụng 80% nguồn cung cấp nước mỗi năm.
Theo phân tích cơ quan này, trên toàn cầu, khoảng 4 tỷ người, tương đương một nửa dân số thế giới, phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao ít nhất một tháng mỗi năm. Đến năm 2050, con số này có thể lên tới gần 60%.
Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới cho thấy, 25 quốc gia chịu áp lực về nước nhiều nhất trong đó có Saudi Arabia, Chile, Bỉ, Hy Lạp. 5 quốc gia phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước cao nhất là Bahrain, Síp, Kuwait, Lebanon và Oman. Tại khu vực Nam Á, hơn 74% dân số phải sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng, trong khi ở Trung Đông và Bắc Phi, có đến 83% số dân khu vực này bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nước. Tại Mỹ, dù nhu cầu ổn định hơn song 6 bang ở lưu vực sông Colorado đang trải qua tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao.
Bà Samantha Kuzma - Trưởng bộ phận dữ liệu Aqueduct, Chương trình nước, Viện Tài nguyên thế giới: 'Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều sự cạnh tranh hơn về tài nguyên nước và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những năm mà có ít nước hơn; những thời điểm mà quốc gia nào đó khó khăn, thậm chí không thể tiếp cận nguồn nước họ cần. Đó có thể là nước để sản xuất điện, hay nếu nghĩ đến khu vực Trung Đông, Bắc Phi, đó là nước cho các hộ gia đình, nước dùng cho thực phẩm, tiền nước ở đây thực sự rất cao'.
Nghiên cứu cũng cho thấy, gia tăng căng thẳng về nước đe dọa tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Khủng hoảng nước cũng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực. 60% nền nông nghiệp được tưới tiêu trên thế giới phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước rất cao, đặc biệt là mía, lúa mì, gạo và ngô.
Người dân Syria chật vật do thiếu nước
Thiếu nước xảy ra tại nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới và Trung Đông - Bắc Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Thế nhưng với những quốc gia vốn đã chịu ảnh hưởng từ các cuộc xung đột thì tình trạng này lại càng khiến người dân thêm chật vật.
Ông Majid Al Khalaf, cư dân thành phố Hasaka ở Syria dậy từ sáng sớm để xếp hàng lấy nước. Ông và những người hàng xóm của mình phải phụ thuộc vào 1 hoặc 2 thùng chứa nước để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, từ ăn uống đến tắm rửa.
Ông nói: 'Tôi đã xếp hàng chờ từ 5 giờ sáng. Một hoặc hai chiếc xe chứa nước đã được đặt trên mỗi đường phố, nhưng thế là không đủ. Họ phải tăng số lượng xe chứa nước. Một xe chứa nước có thể phục vụ cho 50 ngôi nhà, phải mất thời gian để đến lượt của chúng tôi và chúng tôi sẽ chỉ có thể lấp đầy một hoặc hai thùng chứa, vậy thôi. Chúng tôi không có giếng nước'.
Đã 4 năm người dân Hasaka sống trong tình trạng thiếu nước, phụ thuộc vào các giếng nước xung quanh khu vực để phục vụ đời sống. Nhưng, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan cũng đã khiến lượng mưa trong khu vực giảm, các giếng vì thế mà cũng cạn dần.
Ông Issa Younis - Nhân viên cơ quan quản lý nguồn nước Hasaka, Syria: 'Tôi nghĩ chúng ta có thể mô tả tình hình tại Hasaka như một thảm họa nhân đạo. Đây là những gì đang xảy ra, thiếu nước nghiêm trọng tại các giếng xung quanh thành phố Hasaka. Nếu tình hình tiếp tục như vậy, nó sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc đối với khu vực và sự ổn định của Syria'.
Không chỉ là nước sinh hoạt, nước cho ngư nghiệp cũng thiếu. Như dòng sông Khabour chảy qua khu vực Tel Tamer của Syria, những hình ảnh về một dòng sông đầy nước với cỏ mọc xung quanh chỉ còn là kí ức. Ngày nay, khu vực này chỉ còn lại đất nứt, cá chết và đất cứng, buộc nhiều người dân phải rời bỏ thị trấn.
Ông Walid Al-abdallah - Ngư dân Syria: 'Nước và mực nước giảm xuống. Tôi không nói là 90% đâu, mà là 100% đấy. Ngày nay ngay cả cá cũng chẳng còn, mọi thứ đều biến thành đầm lầy và những đầm lầy này là mối đe dọa cho khu vực'.
Khủng hoảng nhân đạo do xung đột, nội chiến, nay đi kèm với khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng nguồn nước đang khiến cuộc sống người dân tại Syria vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Trước các thách thức về khủng hoảng nguồn nước trên toàn cầu và các sức ép từ thiếu nước tới các hoạt động sản xuất của con người, giới hoạch định chính sách, chuyên gia cũng kêu gọi cần tăng cường sử dụng, bảo tồn bền vững tài nguyên nước.
Giải pháp bảo tồn bền vững tài nguyên nước
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres: 'Tôi thấy có một số điểm để đẩy nhanh và thay đổi tình hình hiện tại. Thứ nhất là thu hẹp khoảng cách trong quản lý nước. Các chính phủ phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch đảm bảo khả năng tiếp cận nước công bằng cho tất cả mọi người, đồng thời bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Tôi cũng kêu gọi các quốc gia cùng nhau hợp tác xuyên biên giới để cùng nhau hợp tác, quản lý nước.
Thứ hai là tăng đầu tư vào hệ thống nước, cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu nhằm tăng cường đầu tư vào phát triển bền vững. Các tổ chức tài chính quốc tế nên phát triển các biện pháp để mở rộng nguồn tài chính và đẩy nhanh việc tái phân bổ các quyền rút vốn đặc biệt và phát triển đa phương. Các ngân hàng nên tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư về nước để hỗ trợ các quốc gia có nhu cầu.
Bà Grace Fu - Bộ trưởng Môi trường và Phát triển bền vững Singapore: 'Các kiểu thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra đang làm gia tăng căng thẳng về nước, chúng ta cần tăng gấp đôi nỗ lực giải quyết để đạt được nguồn cung cấp nước bền vững và an toàn cho tất cả mọi người để vượt qua thách thức ngày càng tăng về tình trạng khan hiếm nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Khủng hoảng nước mang tính toàn cầu cũng như mang tính địa phương và hành động về nước toàn cầu vẫn rất quan trọng để đảm bảo nỗ lực phối hợp trong việc giải quyết vô số thách thức về nước mà chúng ta phải đối mặt.
Ông Tim Schauenberg - Phóng viên Đài DW, Đức: 'Trước hết là hạn chế các tác động từ biến đổi khí hậu, có nghĩa là hạn chế hạn hán khắc nghiệt hơn và nhiều đợt nắng nóng khắc nghiệt hơn. Thứ hai là có sự lãng phí rất lớn về nước do cơ sở hạ tầng nước kém. 30% nước ngọt toàn cầu bị lãng phí do rò rỉ đường ống. Thứ ba là xử lý nước, đặc biệt ở các nước phía Nam bán cầu và các nước thu nhập thấp có tiềm năng rất lớn để tái sử dụng nước vốn đã có trong hệ thống và bằng cách đó cũng ngăn ngừa ô nhiễm tài nguyên nước tự nhiên, những tài nguyên đó rất cần thiết để đảm bảo nguồn cung cấp nước trong tương lai'.
Khủng hoảng nước không chỉ là lời cảnh báo mà đang đe dọa tới nhiều khu vực trên Trái đất với những thiệt hại được dự báo có quy mô tương đương đại dịch COVID-19 với các rủi ro đang tăng nhanh do sự ấm lên toàn cầu. Và nếu không hành động để đảm bảo sử dụng, khai thác, bảo tồn bền vững tài nguyên nước thì như đặc đặc phái viên Liên hợp quốc về giảm rủi ro thiên tai Mami Mizutori nêu rõ 'hạn hán đang sắp trở thành đại dịch tiếp theo và không có vaccine chữa trị'.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/the-gioi/han-han-sap-tro-thanh-dai-dich-tiep-theo-va-khong-co-vaccine-chua-tri-202308232241254.htm
-
1Lại có người rơi lầu trong trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall
-
2Công an xác minh vụ nữ sinh tố bị quấy rối khi đi xe khách
-
3Sẽ có một khối đặc biệt được ngồi khi diễu hành trong Đại lễ 30-4
-
4Hào hùng diễu binh, diễu hành Đại lễ 30-4
-
5Thông tin mới vụ phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An
-
6Thiếu tá công an bị sát hại và hành trình bắt hai tên sát nhân
-
7Xót xa bé trai tử vong trong bể chứa nước ở trường mầm non
-
8Phát hiện nhiều xương người trong hang đá: Khoanh vùng bảo vệ, giữ nguyên hiện trường
-
9Lĩnh 9 năm tù vì xâm hại 'bạn gái' 11 tuổi
-
10Triệt phá tụ điểm đánh bạc cử người cảnh giới, đưa đón con bạc
-
11Bắt cặp vợ chồng giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn
-
12Choáng với lý do nam nhân viên thị trường dùng tiền công ty đi đánh bạc online
-
13Phát hiện nhiều bộ xương nghi là của người trong hang đá ở Nghệ An
-
14Miền Bắc hứng hơn 23 ngàn cú sét đánh rạng sáng nay
-
15TP HCM: Xác minh clip nam thanh niên chặn ô tô, dùng hung khí đe dọa tài xế
-
16Một học sinh Quảng Ngãi bị điện giật tử vong khi diễn văn nghệ
-
17Vì sao 'mưa vàng' ở TP HCM chiều tối qua có vũ lượng cao?
-
18Triệt phá đường dây làm giả sản phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn
-
19Công an TP HCM bắt một nhân viên công ty dược
-
20Thông tin cần lưu ý về Đại lễ tại TP HCM từ ngày 25-4 đến 30-4
- Loài động vật duy nhất trên Trái đất có thể 'ăn ánh sáng Mặt trời'
- Giới trẻ Hà Nội xếp hàng săn tượng gốm 'Cô bé Việt Nam'
- Phát hiện nhóm thực phẩm hữu ích kéo dài tuổi thọ
- Vinh danh 50 công trình nâng tầm vóc đô thị TP HCM
- Mượn bói toán để lừa đảo, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng
- 3 bình cổ tưởng đồ giả nhưng là báu vật cực hiếm, giá khủng
- Thông tin mới vụ nam thanh niên chặn ô tô, dùng hung khí đe dọa tài xế ở Gò Vấp
- Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Ấn Độ
- Hot girl Hải Phòng diện áo dài khoe nét đẹp dịu dàng
- Sẵn sàng cho màn biểu diễn 3D Mapping, pháo hoa
- Triệu tập nhóm thanh, thiếu niên đi xe máy lạng lách, trêu chọc người đi đường
- Công an TP HCM tổ chức xuất quân bảo đảm an ninh, trật tự dịp lễ 30-4
- Xe khách chạy ngược chiều va chạm kinh hoàng với xe con
- Tử hình 9 bị cáo trong đường dây mua bán 91 kg ma túy xuyên quốc gia
- Nguyên nhân ban đầu vụ lật xe tại Tam Đảo khiến 3 người tử vong
- Vụ 1 học sinh bị điện giật tử vong: Đã phát hiện rò rỉ điện từ trước
- Hé lộ nguyên nhân khiến bé trai 5 tuổi ở Hà Tĩnh tử vong trong bể chứa nước của nhà trường
- BV Lâm Đồng II kết luận vụ hai mẹ con sản phụ tử vong
- Bắt nhóm tội phạm ma túy, thu giữ khẩu súng đã lắp sẵn đạn
- Ăn nấm lạ, 7 người ở Phú Quốc bị ngộ độc
- Khởi tố 6 người khai thác cát trái phép trên sông Hồng
- TP HCM: Hai tàu hàng va chạm, gây tràn dầu ở Cần Giờ
- CLIP: 'Khó chịu trong người', mang búa ra đường đập biển báo giao thông
- Hé lộ loạt 'hàng khủng' được Apple trang bị cho iPhone 17 Air
- CLIP: Mưa trắng trời kèm sấm sét ở Cần Thơ
- Chung tay biến bãi rác thành 'Cung đường lịch sử' đầy ý nghĩa
- Một ngư dân tử vong khi cố gắng bơi 200m từ thuyền vào bờ
- Chiều tối nay, TP HCM tiếp tục có mưa
- [INFOGRAPHIC] Máy đọc sách màu có thể gập đầu tiên trên thế giới
- Dàn sao chúc mừng Lý Hải ra mắt phim 'Lật mặt 8'
- Phim có NSND Hồng Vân, Tiến Luật xin lỗi, tạm dừng
- Cứu sống người đàn ông ở TP HCM nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
- Cứu sống cụ bà ngộ độc thuốc huyết áp nguy kịch
- Dùng AI phục dựng cách cách thời nhà Thanh, ngỡ ngàng nhan sắc
- Nhóm đối tượng sản xuất và bán hơn 60 ngàn gói thuốc bảo vệ thực vật giả
- Dịp lễ 30/4 và 1/5 người dân, du khách tại TPHCM được đi xe buýt Phương Trang miễn phí
- Bắc Giang sắp đấu 34 lô đất, khởi điểm thấp nhất 480 triệu/lô
- Trên đường về quê, 4 người bị xe tải chở rác tông thương vong tại Long An
- Biết gì về xe khách bị tai nạn ở Tam Đảo, 3 người tử vong?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 27/4/2025: Kim Ngưu nên kiên nhẫn
- MC Mù Tạt khoe vẻ gợi cảm sau công khai bạn trai cầu thủ
- Những kiểu mọc 'éo le' của trái cây khiến gia chủ 'ngậm ngùi'
- Người đàn ông ở Phú Thọ suýt tử vong do uống rượu giả
- Xác lập Kỷ lục Việt Nam: 500 học sinh chào cờ tại Cột mốc Km0 - Đường Hồ Chí Minh
- Danh tính các nạn nhân vụ ôtô chở rác tông xe máy khiến 2 người chết, 2 người nguy kịch
- Quy định mới về quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh
- Biệt thự nghỉ dưỡng 'đi mỏi chân' của Trường Giang - Nhã Phương
- Mỹ nhân Malaysia mặc khoét hở lưng táo bạo khi đi siêu thị
- Em gái Đặng Văn Lâm khoe vóc dáng cực phẩm tuổi 18
- Bộ ảnh cưới '50 năm 1 lần' ở Bến Bạch Đằng gây sốt MXH