Đã hơn 20 năm kể từ ngày bộ phim đình đám Titanic ra đời. Cho đến nay, câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính trong phim Rose và Rack vẫn khiến hàng triệu người rơi nước mắt. Nhưng sự thật, nó không chỉ là một câu chuyện trên màn ảnh, cặp đôi Rose - Rack chính là hiện thân của những tình yêu tuyệt vời có trong đời thật xuất hiện trên chính con tàu huyền thoại này mà ít ai biết đến.
Cặp đôi nhân vật chính và chuyện tình yêu rớt nước mắt của cô ca sĩ
Berthe Antonine Mayne là một vũ công cabaret người Bỉ sinh ngày 21 tháng 7 năm 1887. Cô đem lòng yêu Quigg Baxter - một cầu thủ khúc côn cầu trẻ tuổi đến từ Montreal, Canada. Sự kiện đắm tàu Titanic đã trôi qua cả trăm năm nhưng mới đây, người ta lại phát hiện ra chính bà Mayne là người may mắn sống xót sau thảm họa ấy.
Cô ca sĩ đoản mệnh
Trong chuyến đi định mệnh cùng người yêu là ông Baxter, bà đã lấy tên De Villiers để đặt chỗ hạng sang trên con tàu Titanic. Baxter gặp Mayne khi bà đang biểu diễn trong một quán cà phê ở Brussels. Sự dịu dàng và quyến rũ của cô ca sĩ đã làm trái tim Baxter xao xuyến. Thế nên, trong chuyến du lịch cùng gia đình, ông đã đưa cả bạn gái mình đi cùng.
Vào đêm xảy ra bi kịch, mẹ của Baxter hoảng loạn khi nhận ra sự khác lạ của cọn tàu. Ngay sau đó, ông đã lập tức đưa mẹ và em gái của mình lên thuyền cứu hộ còn bản thân thì quay lại cứu Mayne.
Không ngờ, cô ca sĩ lại phải ra mắt gia đình bạn trai trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Baxter chỉ kịp giới thiệu qua loa người yêu với mẹ và nhờ họ chăm sóc cho Mayne. Tuy nhiên, bà từ chối ở lại nơi an toàn vì chưa có Baxter. Một trong số những hành khách lúc đó đã khuyên Mayne nên bỏ lại tất cả vì trở vào trong con tàu là quá nguy hiểm.
Cặp đôi Baxter và Mayne
Cuối cùng, số phận đã an bài, Baxter ra đi mãi mai khi tình yêu mới chớm nở. Ông chỉ kịp để lại lời nhắn nhủ với Mayne: 'Tạm biệt, hãy luôn vui vẻ em nhé!'.
Mayne sau đó ở lại với gia đình của Baxter một thời gian tại Montreal. Sau đó bà trở lại châu Âu để tiếp tục sự nghiệp ca sĩ. Người cháu của Mayne nói rằng dì của mình chưa bao giờ lập gia đình. Có lẽ chính lời chào cuối cùng của Baxter đã khiến Mayne day dứt, dằn vặt và đau đớn trong nỗi tiếc thương nhiều năm. Bà quyết định ở vậy cho đến khi từ giã trần thế tại một ngôi nhà ở ngoại ô Beerchen-Ste-Agathe và qua đời vào năm 1962.
Cặp vợ chồng nhân vật phụ xuất hiện vài giây nhưng đằng sau là cả một câu chuyện lay động triệu trái tim
Có lẽ, ai là fan của bộ phim này sẽ nhớ lại hình ảnh đôi vợ chồng già dù cận kề cái chết vẫn không rời tay nhau. Đằng sau khung hình đẹp ấy là cả một câu chuyện chạm đến trái tim người xem.
Cảnh trong phim
Bà Rosalie Ida Straus là một người Mỹ gốc Đức. Bà được sinh ra ở Worms vào năm 1849. Năm 22 tuổi, bà Ida kết hôn với ông Isidor Straus, một doanh nhân người Mỹ gốc Palatinate, 26 tuổi và là đồng sở hữu cửa hàng bách hóa Macy. Họ được xem là một trong những cặp vợ chồng giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic lúc bấy giờ. Căn phòng họ ở trên tàu thuộc hàng sang trọng và đẹp bậc nhất.
Kiến trúc căn phòng này cũng là niềm cảm hứng cho đạo diễn James Cameron khi ông tái hiện tại căn phòng của nhân vật nữ chính Rose. Isidor và Ida là đôi vợ chồng đã cùng đồng hành với nhau suốt 41 năm. Không ngờ, chuyến đi này lại là ngày kết thúc sinh mệnh của họ, nhưng tình yêu của đôi vợ chồng già để lại thì trường tồn mãi với thời gian.
Cặp vợ chồng ông Isidor
Khi sự cố xảy ra, con tàu khổng lồ đâm vào tảng băng trôi, tất cả mọi người đều hoảng sợ, chen chúc nhau chạy lên boong tàu để được leo lên thuyền cứu sinh. Lúc này thuyền trưởng ra quyết định phụ nữ và trẻ em được ưu tiên lên thuyền trước. Vì thuộc tầng lớp quý tộc, tuổi đã cao cũng như những việc từ thiện mà Isidor đã làm, ông cũng được dành cho một chỗ trên thuyền cạnh vợ.
Isidor với ánh mắt kiên nghị thẳng thừng từ chối: 'Tôi sẽ không đi trước những người đàn ông khác'. Bà Ida khi thấy chồng cương quyết cũng không còn lý do gì để chỉ nghĩ đến sự an toàn của riêng mình. Suốt gần nửa thế kỉ đã cùng chia ngọt sẻ bùi bên nhau, bà Ida không thể ở đây mà không có chồng. Thế nên, bà quyết định sẽ đồng hành cùng ông Isidor kể cả trước mắt họ có là cái chết.
Tháng Sáu, nhà văn Hall McCash đã viết trong cuốn sách của mình - 'A Titanic Love Story' rằng hành khách có mặt lúc đó đã nghe thấy nghe Ida nói: 'Isidor, nơi em ở cũng là nơi có anh. Em đã sống cùng anh bao năm. Em yêu anh, nếu là định mệnh, em sẵn sàng chết cùng anh'. Những người chèo thuyền đi đến nơi an toàn đã thấy cặp đôi 'đứng cạnh boong tàu, ôm nhau và đón chờ cái chết'.
Thi thể của Isidor đã được tìm thấy, cùng với 306 người thiệt mạng khác nhưng xác Ida thì mãi chìm đắm dưới lòng đại dương. Đám tang của họ đã thu hút đến 6000 người tham dự. Người ta không ngại chen chúc nhau trong mưa để vào tưởng niệm. Tình yêu của họ như một tượng đài vô hình về lòng chung thủy và sự hi sinh, sống chết có nhau. Có mấy ai trên chuyến tàu ám ảnh đấy sẵn sàng đối diện với cái chết trong tình yêu ngập tràn như vợ chồng ông Isidor. Dù cái kết là mất mát nhưng ở một thế giới khác, ông bà vẫn tiếp tục hành trình tình yêu vĩnh cửu và dài bất tận.
Câu chuyện tình yêu bất diệt trên con tàu Titanic đã trở thành một huyền thoại. Chính vì thế một công viên được xây dựng lên và đặt tên Straus để tưởng nhớ đến vợ chồng bà Ida. Bảng tưởng niệm ông bà Straus cũng được đặt trong một dinh thự ở Manhattan. Dù cuối cùng hai ông bà không thật sự được nằm cạnh nhau nhưng chắc hẳn là tình yêu, tâm hồn của hai người đã hòa quyện vượt khỏi mọi ranh giới, mãi mãi bất tử.
Nguồn: Thesun, Goodtimes