Nhiều người nghĩ rằng cưới một cô con dâu về là sẽ có thêm một người làm việc nhà giúp. Họ muốn các con dâu làm việc như người nhà nhưng lại chẳng coi những cô gái ấy là con cái đúng nghĩa. Như một câu chuyện dưới đây cũng vậy.
Người con dâu làm việc như một cái máy trong nhà
Sau khi kết hôn, cô rất chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Bởi phải sống chung với bố mẹ chồng, cô muốn khiến tất cả mọi người đều thoải mái hơn, sống không xích mích.
Hàng ngày cô cũng đi làm nhưng khi về lúc nào nhà cửa cũng bừa bộn. Chẳng rõ, bố mẹ chồng cô đã làm những gì ở nhà mà cốc chén chẳng bao giờ xếp, sàn nhà mọi thứ để lung tung.
Cô lao vào dọn dẹp ngay lập tức. Lâu ngày, cô nhắc nhở chồng thật nhẹ nhàng về chuyện ấy và muốn được chồng truyền đạt đến bố mẹ giúp.
Người chồng quắc mắt: 'Họ sinh ra tôi hay là cô sinh ra tôi. Việc cỏn con như vậy mà không làm được thì làm dâu con gì nữa'.
Nghe vậy, cô lại ngậm ngùi rồi tự hỏi đôi khi cuộc sống làm dâu sẽ như vậy hay sao?
Hằng ngày, cô thức dậy vào 6 giờ sáng để nấu cơm cho cả nhà để bố chồng bị tiểu đường ăn và uống thuốc. Xong xuôi, cô vội vàng đi làm cho kịp giờ. Đa phần suốt thời gian đó, chồng và mẹ chồng cô đều đang ngủ.
Bữa tối mẹ chồng sẽ nấu, cô rửa chén và dọn dẹp căn bếp. Sau đó, cô sẽ giặt quần áo và phơi đồ cho cả nhà. Vì có nhiều đồ phải giặt tay nên máy giặt gần như không hỗ trợ được nhiều cô cô con dâu sống trong nhà chồng khó tính.
Cuối tuần, cô dành nửa ngày để lau dọn toàn bộ căn nhà. Cô không thích sự kém sạch sẽ nào cả.
Khi con dâu làm việc, mẹ chồng sẽ đi chơi với bạn bè, đi du lịch hay tụ tập hát hò gì đó. Bố chồng cũng chẳng có nhà và người chồng cũng thường có hẹn vào ngày nghỉ.
Cô rất muốn đi nhưng nhiều lần chồng nghe điện thoại xong đều quay sang liếc vợ bảo: 'Cô ấy bận làm việc nhà lắm, chẳng dứt ra nổi' và một mình ra ngoài.
Hàng xóm láng giềng luôn khen cô là người con dâu hoàn hảo, mẫu mực. Nhưng cô cảm thấy bản thân sắp chết chìm vì sự hoàn hảo đó rồi.
Con dâu chẳng bao giờ là con gái được
Khi mới cưới về, người nhà chồng luôn nói rằng sẽ coi cô như con cháu trong nhà. Nhưng cô chẳng được đối xử như vậy. Chồng cô có thể ngủ đến lúc anh dậy rồi thay đồ đi làm. Cô phải nấu ăn.
Lúc cô nấu thì bố chồng ngồi phòng khách xem tivi chờ đến bữa. Mẹ chồng xuống sau, cũng ngồi phòng khách chờ chương trình tivi.
Mỗi cuối tuần cô phải dọn nhà vì mẹ chồng hay than thở nhà cửa lộn xộn. Thi thoảng cô quá mệt, nhắn chồng giúp với. Anh ta sẽ làm qua loa chiếu lệ rồi nói thẳng rằng: 'Đây là nhiệm vụ của em, anh chỉ giúp thôi'.
Làm được chút công việc gì dù là nhỏ, anh ta đều vênh mặt lên khoe mình là một người đàn ông tốt, biết lo toan.
Mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm
Ông bà muốn có cháu bế sau khi kết hôn. Thấy con dâu chưa có bầu, họ đi ra đi vào nói nhiều ngày về việc đó. Thậm chí, chuyện hai vợ chồng quan hệ với nhau trong mắt cô cũng biến thành cực hình mất rồi. Cuối cùng, cô mang thai và sinh em bé.
Công việc cũng chẳng ít đi là bao. Họ sẵn sàng bế con cho cô làm trọn vẹn việc nhà. Cả gia đình 4 người quây quần trước tivi, mặc kệ con dâu quét nhà, rửa bát, lau dọn, giặt đồ...
Lúc đi vào, cô phát hiện mẹ chồng cho con bé ăn một loại thực phẩm không tốt cho dạ dày trẻ con. Cô lao đến và nói rằng cái này cháu không dùng được. Mẹ cô nhanh chóng bao biện rằng: 'Mấy chục năm trước tôi cho bố nó ăn có làm sao đâu, cô đừng có 'trứng khôn hơn vịt'.
Chồng cô lúc đó quay sang bênh mẹ: 'Em biết cái gì mà nói, chẳng nhẽ mẹ lại cho cháu ăn đồ không tốt hay sao'.
Cô mệt mỏi và nằng nặc bảo rằng, thứ đó không hề tốt với dạ dày của bé. Ngày hôm sau, bà đi khắp phố kể lại rằng cô xấu tính thế nào, mất dạy ra sao, cãi mẹ chồng nhem nhẻm và thật sự không chấp nhận nổi.
Cô ngán ngẩm, ôm con bỏ về nhà cha mẹ đẻ. Cô được cha mẹ phục vụ cơm nước mỗi ngày. Sáng ra ngủ nướng với con sau một đêm thức nhiều lần trông bé. Bố cô phơi đồ giặt của cháu, mẹ cô lau dọn nhà cửa. Cô chợt nhận ra trong mắt người ta, con dâu chẳng bao giờ được nhận đãi ngộ như con ruột cả.
Thời gian sau, cô ly hôn vì không thể sống tiếp với gia đình chồng, một người chồng ích kỷ nữa. Trước khi quay đi, cô nhìn thẳng vào mặt chồng rồi nói: 'Nếu anh muốn hiếu thảo với họ, tự mình làm đi, đừng o ép cuộc đời người khác'.
Đúng là một câu chuyện khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Khi hai người yêu nhau và kết hôn, họ nên có được những quyền lợi bình đẳng, ngang nhau. Nhiều người phụ nữ về làm dâu và gặp các khó khăn, tại sao người đàn ông không giúp đỡ mà cứ cứng nhắc điều kiện phải thế nọ, phải thế kia vì đó là bố mẹ đẻ ra anh ta.
Có rất ít những chỉ trích hay điều bất đồng về một chàng rể thậm chí cả chuyện ở rể. Tại sao cuộc sống của những người đàn ông không thay đổi nhiều sau khi kết hôn mà phụ nữ khổ sở thế này?
Trong quá khứ, nhiều phụ nữ bị thất thế hơn do họ không kiếm được tiền, 'lấy chồng theo chồng'. Tuy vậy, thời thế thay đổi, phụ nữ đã rất xuất sắc, cả giáo dục và thu nhập đều nâng cao hơn. Họ xứng đáng được hưởng nhiều hơn là những lời ra lệnh, ép buộc vào công việc nhà và cuộc sống gắn liền với xó bếp.
Trong cuộc sống gia đình, phải đồng hành, chung sức và tôn trọng nhau, mối quan hệ ấy mới vững vàng và tồn tại lâu dài.