Có đọc tâm sự của các bà mẹ đơn thân mới thấy, việc chu cấp cho con sau ly hôn chưa bao giờ thuận lợi. Phần lớn thiệt thòi thuộc về người vợ, vừa nuôi dạy con, vừa lo kinh tế, vừa phải đấu với những ông chồng 'mặc váy' tính toán từng đồng trợ cấp. Nhưng cũng có những trường hợp oái oăm khiến hội chị em được dịp mở mang tầm mắt.
Chuyện của mẹ đơn thân tên H. chia sẻ trên mạng xã hội như một bài học kinh nghiệm xương máu dành cho các chị em thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
'Không hiểu sao các mẹ đơn thân cứ kêu nghèo kêu khổ mà không biết cách kiếm tiền từ chính thằng bố của con mình. Em ấy à, em có nhiều cách lắm, nó cứ thế mà nộp tiền cho em mà không trốn được. Hãy lấy con làm vũ khí các mẹ ạ.
Thằng chồng em ngoại tình, em đòi bỏ bằng được, với bằng chứng ấy em được nuôi con. Ngày em ôm con đi, em còn chẳng thèm đòi tiền trợ cấp nuôi con đâu nhé, thế là nó tưởng bở, nghĩ là nhẹ gánh, thích cho bao nhiêu cũng được. Nó giàu lắm, thu nhập hơn 60-70 triệu mỗi tháng ấy. Em tìm hiểu rồi, gớm đầy ông giàu lắm mà tòa phán trợ cấp cho con 2 triệu mỗi tháng, thế thì lấy làm gì, chả bõ công.
Rồi nữa, nó nói thương con nhưng mà nửa năm sau đã lấy vợ mới rồi. Con vợ mới rõ keo kiệt nên em phải tranh thủ đòi quyền lợi. Ông bà nội muốn đón cháu về chơi thứ 7 hàng tuần, em ra điều kiện luôn, phải chuyển em tiền trợ cấp nuôi con cả năm là 60 triệu, mà chuyển một lần chứ không lắt nhắt, đề phòng vợ mới của nó giở trò.
Bài chia sẻ dậy sóng mạng xã hội của H.
Em bắt thóp được nhà nó, từ bố mẹ chồng cũ của em đến chồng cũ đều thương con cháu lắm, nên em cứ không hài lòng là em không cho gặp con nữa. Có lần, cả tháng nó sang bấm chuông cũng chả gặp được em. Em nhắn: 'Con ốm phải nhập viện, anh có thương con thì gửi 60 triệu phụ cấp cả năm đi, nếu không đừng có giở cái giọng yêu thương suông ra với tôi'.
Mà con vợ mới kia giở trò thật các chị ạ. Nó sắp sinh nên khoe khoang được chồng mua cho đủ thứ cao cấp cho con nó. Nghĩ lại ngày xưa mình tiết kiệm em lại ức chế. Nó quản tiền chồng chứ không dại như em ngày xưa, nên có lúc em đòi mà chồng cũ kêu là kẹt tiền, không có luôn, em biết ngay.
Đã vậy, con nó sướng thì con em cũng phải sướng. Sinh nhật con em cũng đòi tiền, muốn đưa con đi du lịch cùng phải chuyển tiền trước để em sắm đồ cho con. Nói chung, lấy được tiền của chồng cũ thì cứ nghĩ ra các lý do liên quan đến con nhé: tiền học tiếng anh, tiền quần áo, tiền khám chữa bệnh... Thỉnh thoảng em lại đòi 10-20 triệu. Chuyển tiền chậm thì đến lịch sang nhà nội em không cho qua nữa'.
Ảnh minh họa
Trước kho bí quyết đòi tiền chồng cũ của H., nhiều người tranh cãi gay gắt. Có nhiều ông bố, bà mẹ thán phục: 'Đúng là siêu cao thủ, cô này phải là cái máy đốt tiền chứ vợ gì. Lúc đầu thì bảo không cần chồng chu cấp, sau lại đòi quá cả tiền chu cấp theo quy định ấy chứ. Mà lấy con ra làm công cụ thế là không được rồi. Con nó biết sau này nó lại ác cảm. Ông chồng không thương con thì chiêu này chả được tác dụng gì đâu'.
Nhưng cũng có nhiều chị em ngưỡng mộ và phản pháo bênh vực: 'Đòi thế là đúng, không thì vợ hai đương nhiên hưởng hết tiền của à? Người ta mất cả tuổi thanh xuân, đến lúc sinh con nhỏ thì chồng phản bội, được đền bù thế là đúng. Mà lấy tiền cho con mình, cũng là con của anh ta chứ lấy cho ai. Quyền lợi cho con thì chẳng việc gì phải ngại hết'.
Đúng là hiếm ai có thể cao tay như H. khiến cho chồng xoay như chong chóng để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của hai mẹ con. Có thể hành động và cách thức của cô ấy hơi phản cảm một chút, nhưng cô ấy cũng chỉ muốn bố có trách nhiệm với con.
Đàn ông không muốn đàn bà toan tính nhỏ nhen thì phải ra tay hào hiệp trước. Con là con chung, dù bố mẹ ly hôn cũng đừng để con phải thiệt thòi. Như trong câu chuyện này, rõ ràng anh chồng có thu nhập rất cao, tiền mà H. đòi được mỗi năm cũng chỉ bằng 2 tháng thu nhập của chồng cũ là cùng. Nếu anh ta yêu con, hiểu con cần gì, hoặc con của vợ cũ và vợ mới cần có điều kiện kinh tế như sau, chắc chắn anh ta cũng chẳng trách cô vợ này đâu.