Có sẵn sàng chi tiền cho nhau không?
Dấu hiệu nhận biết bạn và người ấy đã sẵn sàng cho hôn nhân hay chưa? (Ảnh minh họa)
Một khi đã yêu nhau, dành cho nhau sự tin tưởng và cả tương lai phía trước, gần như hai người sẽ không quan tâm nhiều đến tiền bạc. Một số người phụ nữ đã có mối quan hệ yêu đương với một chàng trai đã 3 – 4 năm qua nhưng vẫn không sẵn sàng chi tiền mua cho anh ấy một đôi giày hay một chiếc áo mới, trong khi chàng trai đã mua cho cô ấy rất nhiều thứ từ quần áo, điện thoại…
Ngược lại, khi một chàng trai không sẵn sàng chi tiền cho bạn gái của mình, đó là dấu hiệu cho thấy anh ấy không coi cô ấy là "người sẽ gắn bó cả cuộc đời” trong trái tim mình.
Bản chất một người phụ nữ luôn sẵn sàng dùng tiền để “đo lường tình yêu” của một người đàn ông dành cho họ, điều này có vẻ không sai, nhưng nó cũng nên áp dụng với chính họ. Khi một người đàn ông sẵn sàng chi tiền cho một người phụ nữ, và khi một người phụ nữ không tiếc tiền cho một người đàn ông, thì hãy tính đến chuyện kết hôn.
Các bạn có đang đối xử với nhau bình đẳng không?
(Ảnh minh họa)
Người xưa đã nói, một mối quan hệ có bền chặt, trọn vẹn hay không thì nó phụ thuộc vào việc cho đi – nhận lại của hai người có cân bằng hay không. Phụ nữ có xu hướng cho đi quá nhiều trong các mối quan hệ. Họ chăm sóc đàn ông bằng mọi cách có thể trong cuộc sống và hi vọng rằng người đàn ông sẽ yêu mình mãi mãi.
Nói một cách nhẹ nhàng, vai trò của một người phụ nữ không phải như một người “trông trẻ” không lương. Để có một mối quan hệ trọn vẹn, bền vững thì các khoản thanh toán, các vấn đề trong cuộc sống đều phải được cân bằng.
Thời gian trôi qua, ai cho đi nhiều hơn sẽ cảm thấy buồn và uất ức, điều này sẽ khiến mối quan hệ trở nên mâu thuẫn và chia tay.
Vì vậy, nếu bạn và anh ấy dành cho nhau những tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ một cách công bằng, bình đẳng nhất thì đây là thời điểm thuận lợi để hai người kết hôn.
Cả hai đều chấp nhận đối phương
(Ảnh minh họa)
Trong những năm gần đây, các cặp vợ chồng đã dần nhận ra tầm quan trọng của sự chấp nhận nửa kia. Mọi người trong mối quan hệ, rất nhiều người sẽ có mong muốn thay đổi suy nghĩ của người kia và biến người kia thành đối tác lý tưởng của họ.
Tuy nhiên, những người muốn thay đổi người khác là những kẻ mất trí, điều này gần như là không thể. Đó là lý do tại sao các cặp đôi cần phải nhất quán. Nếu hai người thực sự không hợp, thì yêu cũng là một loại miễn cưỡng, miễn cưỡng ở bên nhau đồng nghĩa với việc không có hạnh phúc.
Nếu hai người có thể chấp nhận đối phương khác với mình, mối quan hệ sẽ kéo dài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất ít người có thể làm được điều này.
Hôn nhân khác với tình yêu, kết cục tồi tệ nhất của tình yêu là chia tay, có thể biến mất trong cuộc đời đối phương không dấu vết. Nếu cuộc hôn nhân đi chệch hướng, kết quả là ly hôn.
Để ngăn chặn những cuộc hôn nhân thất bại xảy ra với mình, mỗi người nên học cách chịu trách nhiệm về tình cảm của chính mình. Tốt nhất là không nên kết hôn một cách vội vàng, trước khi kết hôn nên cho hai người đủ thời gian để tìm hiểu nhau ít nhất một năm. Sau khi đính hôn thì kết hôn sau ít nhất sáu tháng. Sau khi kết hôn nên có con sau ít nhất sáu tháng để xem hai người có hợp nhau không. Vội vàng làm cha mẹ trước khi có thể thực hiện tốt vai trò của người vợ, người chồng sẽ chỉ khiến cuộc sống của cả hai trở nên rối ren.