Chuyện kể rằng có 1 người đàn ông thời Trung Cổ xưa trước khi chinh chiến xa nhà đã dùng đai trinh tiết để khóa vùng kín của vợ mình nhằm đảm bảo rằng cô không thể lừa dối anh đi quan hệ với người khác. Và đương nhiên, chìa khóa của chiếc đai cũng theo anh ra chiến trường.
Tuy nhiên, kết quả sau đó thật khiến người ta bất ngờ khi chính chiếc đai an toàn đó lại cướp đi sinh mạng của người vợ. Sự thật là chẳng người phụ nữ nào có thể chịu được việc mặc chiếc đai trinh tiết này quá vài ngày như 1 phụ kiện thiết yếu và sau đó, cô đã mất vì nhiễm trùng.
Chiếc đai trinh tiết trong lịch sử Trung cổ.
Nhiều văn bản còn ghi chép được lại rằng, vào khoảng thế kỷ 14, ở châu Âu đã xuất hiện một công cụ có tên đai trinh tiết. Nguồn gốc và sự xuất hiện của đồ vật này đã từng gây xôn xao dư luận phương Tây trong suốt một thời gian dài.
Có người cho rằng loại đai này là sáng tạo của các thương nhân từ Venice, một số khác lại khẳng định đây là sản phẩm được đoàn quân thập tự chinh mang về từ hậu cung A rập.
Khi đó, đai trinh tiết được sử dụng như một công cụ cho điều lệnh 'cấm dục' của Cơ Đốc giáo, đồng thời lại coi như một thứ bảo quản tài sản tư hữu cho các thương nhân.
Đàn ông thời đó coi vợ như một thứ tài sản thuộc về mình, nên để 'tài sản không bị người khác chiếm đoạt', những đức ông chồng đã nghĩ ra cách 'khóa' vợ mình giống như khóa tiền bạc, của cải.
Đai trinh tiết là một hình thức từng được đàn ông châu Âu áp dụng để đảm bảo sự chung thủy và trong trắng từ người vợ của mình.
Loại khóa trên được chế tạo chủ yếu từ vàng, bạc nạm đá quý, có khi lại dùng sắt để làm thành.
Đai trinh tiết có cấu tạo giống quần lót bằng sắt, gồm 2 miếng kim loại ghép vào nhau, nối với một vòng khóa quanh bụng. Ở bộ phận trọng yếu còn có móc câu và răng cưa.
Dưới đáy của loại khóa này khoét 2 cái lỗ, để phục vụ cho việc… đi vệ sinh của người mặc, còn chìa khóa đương nhiên nằm trong tay các đức lang quân.
Đai trinh tiết sau đó được lưu hành sử dụng rộng rãi, cho đến những năm 30 của thế kỷ trước vẫn còn ảnh hưởng ở châu Âu. Khi đó thứ này còn được sử dụng như một thứ dụng cụ phụ khoa trong y học để hạn chế việc thủ dâm.
Trải qua hàng ngàn năm, chiếc đai trinh tiết huyền thoại này vẫn được nhiều người tin rằng nó thực sự đã từng tồn tại và chính là công cụ để tạo lòng tin cho các ông chồng cũng như đánh giá sự chung thủy của người phụ nữ. Ngày nay, tại nhiều triển lãm vẫn trưng bày chiếc đai trinh tiết tồn tại trong những câu chuyện từ thời xa xưa này.
Tiến sĩ David Reuben - bác sĩ kiêm chuyên gia phẫu thuật đã mô tả lại chiếc đai trinh tiết đang được để tại bảo tàng, phòng trưng bày chứng tích Trung Cổ. Theo đó, đai trinh tiết là 1 bộ bikini bọc sắt với tấm chắn phía trước để tiểu tiện và phần kim loại dày 2cm che ngoài âm đạo. Nó đại diện cho sự thô bạo của đàn ông thời kì này.
Những mẫu đai trinh tiết từ thời trung cổ
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguồn tin về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ này chỉ là câu chuyện 'giả mạo'. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những chiếc đai trinh tiết chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích này mà chỉ tồn tại trong truyện thần thoại mà thôi.
Albrecht Classen, tác giả của cuốn 'Thời kỳ Trung cổ: Một quá trình tạo ảo tưởng' đã chia sẻ rằng, chiếc đai trinh tiết này được đề cập lần đầu tiên trong một bài luận của Konrad Kyeser vào năm 1405. Theo Classen, Kyeser là một kĩ sư và nghệ sĩ người Đức, khái niệm cho chiếc đai trinh tiết xuất hiện trong phần sau của cuốn sách của ông.
Ban đầu, chúng được cho là 1 trong những câu chuyện cười của Kyeser. Và các tác phẩm sau này khi nói đến đai trinh tiết đều mang hàm ý ngụ ngôn, châm biếm. Classen đã nói rằng: 'Chưa có 1 tài liệu lịch sử, hay tài liệu pháp luật nào từng đề cập đến chiếc đai trinh tiết bởi có lẽ ý nghĩa đằng sau chiếc đai này bởi chúng mâu thuẫn với nghiên cứu y học hiện đại. Một người phụ nữ khó có thể sống sót sau vài ngày đeo chiếc đai trinh tiết này bởi họ vướng vào những vấn đề vệ sinh và cả sức khỏe nữa'.
Thực tế, sẽ chẳng người phụ nữ nào mặc được chiếc đai này quá vài ngày.
Lesley Smith - nhà sử học vào cuối thế kỉ XVI và là người quản lí của lâu đài Tutbury ở Anh Quốc đồng tình với ý kiến của Classen. Trong một bài viết năm 2007 đăng trên Tạp chí Y học Anh, bà viết rằng: 'Tôi đã đi du lịch khá nhiều nơi, tìm hiểu gốc tích của những bộ sưu tập nghệ thuật nhưng chưa thấy 1 chiếc đai trinh tiết đúng nghĩa - có nguồn gốc từ thời Trung cổ cả. Nhưng xu hướng tin vào huyền thoại của chiếc đai trinh tiết là điều dễ hiểu'.
Sarah Bond, phó giáo sư nghiên cứu trường phái cổ điển tại Đại học Iowa (Mỹ) cho rằng, các sử gia thế kỉ trước đều tin rằng đai trinh tiết có thật vì nó gắn bó với cấu trúc quyền lực trong gia đình. Ông cho rằng: 'Đai trinh tiết chủ yếu chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết thời kì Phục Hưng và đầu thời hiện đại như hình ảnh mang tính khơi gợi về thời Trung cổ trước đây. Ý tưởng người đàn ông khóa vợ mình bằng chiếc đai kim loại để ngăn họ không ngoại tình là quan điểm hoang đường và chúng được dựng lên chỉ nhằm nói rõ sự thiếu văn minh ở thời kỳ trước đó mà thôi'.
Thực tế, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh chiếc đai trinh tiết được nhắc tới từ thời Trung cổ này. Tuy nhiên, với những nhận định được đưa ra từ các chuyên gia thì có lẽ phần lớn các ý kiến đều khẳng định đây chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng trong các câu truyện truyền thuyết mà thôi. Và dường như, người ta thêu dệt nên nó phần lớn là để cảnh báo và răn dạy phụ nữ về thói trăng hoa, không chung thủy.
Thực tế cho đến nay, đai trinh tiết vẫn không ngừng ra đời với nhiều phiên bản mới. Tuy nhiên, nó không nhằm mục đích chống phụ nữ thông dâm hay công cụ khống chế của người chồng với người vợ nữa.
Trên thực tế, đai trinh tiết vẫn không ngừng ra đời với nhiều phiên bản mới.
Đai trinh tiết cùng với một số vật dụng như: áo chíp phóng điện, thắt lưng, áo khoác jeans phóng điện, vòng tay xịt hơi cay, nhẫn có gai nhọn, tất lông lá, giày cao gót kêu cứu ... trong xã hội hiện đại là trợ thủ của phụ nữ để chống lại những tên 'yêu râu xanh' khi chạy bộ vào buổi tối, di chuyển một mình hay đến hộp đêm cũng như các môi trường 'đầy nguy cơ' khác.