Được xuất hiện như một dự án nhỏ của Riot Games, VALORANT khi đó không thu hút được nhiều sự chú ý của game thủ, đơn giản vì quả bom LMHT: Tốc Chiến và Đấu Trường Chân Lý Mobile trước đó đã thu hết spotlight rồi.
Thế nhưng chính tựa game bắn súng này mới là cái tên gây bão ngay trong giai đoạn thử nghiệm, nó phá vỡ hàng loạt kỷ lục stream trên Twitch.tv, nền tảng stream lớn nhất phương Tây, và được mọi người bàn tán rất nhiều.
VALORANT đã gây một cơn sốt thực sự trên Twitch
Lý do lớn nhất cho sự chú ý này là việc Riot Games đã có một chiến dịch truyền thông vô cùng rầm rộ, họ bỏ tiền thuê đủ dạng streamer từ CS:GO, OverWatch, LMHT... với lượng người hâm mộ đông đảo để chơi VALORANT và phát key trực tiếp. Sau đó thì dù vô tình hay cố ý, câu chuyện của Vanguard - hệ thống chống hack của Riot Games - liên quan tới bảo mật cũng làm cho VALORANT được chú ý nhiều hơn nữa.
Tới player có nhiều fan nhất CS:GO hiện tại là S1mple cũng chơi thử VALORANT thì bạn đủ hiểu Riot đầu tư truyền thông lớn cỡ nào rồi
Tuy nhiên nếu chỉ có truyền thông thôi thì chưa đủ để VALORANT thu hút nhiều người chơi tới vậy, lối chơi và tiết tấu phù hợp với đại đa số game thủ là điểm mạnh lớn nhất mà tựa game này có. Trò chơi này không có tiết tấu nhanh tới chóng mặt, dồn dập với những màn đấu súng liên tục như trong OverWatch, vì vậy người chơi mới có thể dễ dàng thích nghi và không bị chóng mặt.
Tuy nhiên nó đủ nhanh và không kéo dài cả tiếng đồng hồ, không cần phải tính toàn tiền bạc quá chi li như CS:GO. VALORANT khiến game thủ tập trung vào những màn đấu súng nhiều hơn là tiết kiệm từng quả Smoke hay Lửa, Flash cho những pha tấn công mục tiêu, retake bom như những gì CS:GO hiện có. Tóm lại thì trò chơi này có độ khó vừa đủ để người ta làm quen dễ dàng.
Để có thể ném được những quả bom chính xác và hiệu quả trong CS:GO thì bạn phải luyện tập rất nhiều
Một vấn đề lớn khác của dòng game FPS nói chung và VALORANT nói riêng đó chính là vấn nạn gian lận. Cứ nhìn vào những Apex Legends, PUBG, mới nhất thì có CoD: Warzone và cả chính VALORANT, ra mắt game là kiểu gì cũng có hacker bẻ khóa và gian lận. Riot biết điều này và họ thiết kế riêng hệ thống Vanguard để phòng người hacker.
Như đã nói ở trên thì hệ thống này gặp khá nhiều phản đối từ cộng đồng do can thiệp quá sâu và gây lo ngại về vấn đề bảo mật. Tuy nhiên sự thật thì không hẳn như vậy, nếu bạn sợ bị lộ thông tin như vậy thì tốt nhất là cũng chấp nhận mình sẽ phải chơi chung với hack đi bởi nếu không có sự kiểm soát ở mức độ cao nhất thì làm sao phòng chống gian lận hiệu quả đây?
Để đảm bảo chống hack triệt để nhất thì phải chấp nhận sự kiểm soát của Vanguard mà thôi
Cuối cùng đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra rằng liệu VALORANT có giết chết CS:GO không? Sự thật thì không, trò chơi của Riot sẽ không triệt tiêu CS:GO, nếu không muốn nói rằng nó chính là tác nhân khiến cho 'ông hoàng FPS' phát triển tới mức người chơi không thể tưởng tượng nổi. Chẳng nói đâu xa, ngay số lượng người chơi CS:GO trong vài tháng vừa qua đã tăng một cách chóng mặt và đạt tới con số lớn nhất nó từng có.
Khó ai có thể tưởng tượng nổi CS:GO sẽ có 1,3 triệu người cơi cùng một lúc cùng sự phát triển phi mã trong vài tháng gần đây
Với sự xuất hiện của VALORANT, dòng game FPS bỗng nhiên nóng và hấp dẫn hơn bao giờ hết, CS:GO cũng hưởng lợi rất nhiều từ điều này. Chính sự cạnh tranh của VALORANT khiến cho nhà phát triển của CS:GO thay đổi hoàn toàn cách thức phát triển game, họ chăm cập nhật game hơn, đẩy nhanh quá trình tiến lên Source 2 ngay trong mùa hè này thay vì ôm lấy cái danh 'ông vua FPS' trước đó.
Những fan hâm mộ của CS:GO có lẽ nên mừng với sự ra mắt của VALORANT, nó là động lực để tựa game ưa thích của họ phát triển chứ không phải là thứ giết chết tựa game này. Những trò chơi được coi là 'dead game' đều do những nguyên nhân từ chính trò chơi đó chứ không có một kẻ hạ bệ được cả. Đừng tin mấy dòng clickbait trên Youtube hay MXH mà ném đá một cách vô cớ một trò chơi còn chưa ra mắt như vậy.