Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng đã lan truyền nhau hình ảnh được cho là chụp lại tin tức của Thanh Niên với nội dung như sau: 'Hai anh em nhảy lầu xuống lốp xe bị gãy chân do tưởng bật nhảy được như Free Fire'. Hình ảnh này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cư dân mạng và được nhiều game thủ share lại.
Hình ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ gần đây
Tuy nhiên, chỉ cần tinh ý một chút, mọi người sẽ thấy rằng hình ảnh này hoàn toàn là ảnh chế và được dàn dựng, cắt ghép nhằm tạo nên một 'cú lừa' đối với cộng đồng mạng. Khi tìm thông tin này trên Google sẽ không hiện ra bất kỳ kết quả nào tương tự. Bởi lẽ, người dàn dựng nên câu chuyện này cố tình lồng ghép thông tin sai sự thật và gắn vào trang báo điện tử Thanh Niên.
Điểm thứ hai mà đối với nhiều người khi đọc được sẽ đoán được ngay đây chỉ là một 'fake new' bởi lẽ ký tự trong ảnh được cắt ghép lộn xộn, không đồng nhất về kích thước và phông chữ. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra với một trang báo lớn của Việt Nam là Thanh Niên. Do vậy, có thể khẳng định 100% thông tin hai game thủ bị tai nạn vì nghĩ sẽ làm được giống như trong Free Fire hoàn toàn chỉ là bịa đặt.
Nhiều người ngay lập tức tin vào hình ảnh này
Không rõ động cơ cụ thể của người dàn dựng nên hình ảnh này và tung lên mạng xã hội để làm gì. Nhưng theo xu hướng gần đây của cộng đồng game thủ thì rất có thể, mục đích của câu chuyện này là để đưa sự chú ý của cư dân mạng nhắm vào Free Fire, vốn thường xuyên bị công kích, cà khịa và đá xoáy bởi người chơi từ các tựa game khác.
Nhưng cũng không ít game thủ nhận ra đây chỉ là 'trò lừa đảo'
Đây không phải là lần đầu tiên, Free Fire và cộng đồng của tựa game này phải nhận búa rìu dư luận. Thời gian gần đây, rất nhiều những diễn đàn, hội nhóm lập nên những bài đăng nhằm đá xoáy game thủ 'Lửa Chùa'. Thậm chí, đây đã trở thành một trào lưu và là đề tài bàn tán, dễ dàng thu hút được sự tương tác của cộng đồng.
Free Fire liên tục bị cà khịa thời gian gần đây
Bất kể ai, game thủ nào, dù chưa từng chơi tựa game này cũng có thể 'bắt trend' chế ảnh, đăng tải trên các nhóm này chỉ với mục đích là để thu hút được lượng tương tác. Đôi khi, nhiều game thủ cũng không biết tại sao người ta lại ghét Free Fire, và hành động chỉ mang tính 'a dua' cho vui. Có lẽ, mục đích của hình ảnh bịa đặt phía trên cũng không khác biệt gì so với trào lưu gần đây của cư dân mạng, chỉ có khác biệt tinh vi hơn là đưa báo Thanh Niên vào làm người đưa tin, mặc dù đây hoàn toàn là dựng chuyện và bịa đặt, ít nhất là với hình ảnh này.