Tại sao chúng lại hấp dẫn tới vậy?
Cách vận hành của LMHT, DOTA 2, CS:GO là cực kì khác nhau, cả ba tựa game này đều có một cơ chế khác biệt và không lẫn vào đâu được. Tuy nhiên bằng nhiều cách khác nhau thì cả ba trò chơi đều có điểm chung là cực kì hấp dẫn bởi tính đối kháng và cạnh tranh của chúng quá cao.
Những trò chơi này tạo ra sự phân hóa cực kì rõ ràng giữa những người chơi ở các bậc xếp hạng từ thấp lên cao. Điều này khiến cho game thủ muốn tiến bộ và leo hạng phải tự cải thiện trình độ bản thân, quá trình leo rank không khác gì bạn phải đạp đối thủ để tiến lên cả nên tính đối kháng và khốc liệt ở những trận đấu là cực kì lớn.
Những bậc xếp hạng phân chia trình độ game thủ thế này khiến cho tính cạnh tranh của các tựa game Esports là cực kì lớn
Đó là ở những trận đấu bình thường, game thủ chuyên nghiệp cũng cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt. Đó không chỉ đơn thuần xem ai mạnh hơn nữa, chiến thắng một danh hiệu Esports là sự khẳng định tên tuổi, sức ảnh hưởng và thương hiệu của game thủ và tổ chức đó. Đương nhiên có kẻ thắng sẽ có người thua và chuyện bạn cố gắng hết sức nhưng vẫn thất bại có lẽ là thứ đau đớn nhất mà game thủ từng trải qua.
Vô địch thế giới luôn trước hàng triệu người theo dõi luôn là cảm giác tuyệt vời nhất
Tầm ảnh hưởng quá lớn
Trước khi những The International, CKTG hay các giải Major xuất hiện, các giải đấu thường được tổ chức một cách cực kì nhỏ lẻ. Thậm chí khi đó các nền tảng streaming cũng chưa phát triển và việc đưa các giải đấu tới đại đa số game thủ vẫn còn cực kì hạn chế. Tuy nhiên khi các giải đấu mang tầm cỡ toàn cầu xuất hiện, cùng với đó là sự ra đời của nền tảng stream Twitch, Esports đã nhanh chóng xuất hiện và phát triển bùng nổ.
Cột mốc thay đổi bộ mặt của Esports khi giải đấu triệu đô đầu tiên The International 2011 tìm ra nhà vô địch
Đương nhiên là hiện tại Twitch cũng không chỉ dùng để stream giải và đó thậm chí còn chả phải là nền tảng trực tuyến duy nhất. Các game khác ngoài LMHT, DOTA 2 và CS:GO cũng xuất hiện nhiều như nấm, tuy nhiên các trò chơi mới lại chả có tầm ảnh hưởng như những 'Cựu thần' này. Thống kê mới nhất về số giờ theo dõi giải đấu thì 5 giải đấu lớn nhất của LMHT, DOTA 2 và CS:GO đều thống trị hoàn toàn.
5 giải đấu có số giờ theo dõi cao nhất năm 2019, không quá bất ngờ khi cả CKTG 2019, TI9 và 2 giải Major của CS:GO đều có mặt
Không chỉ nổi tiếng trong cộng đồng game thủ, cả DOTA 2 và LMHT đều đã góp mặt vào các sự kiện thể thao lớn như Á Vận Hội, SEA Games. Thậm chí những game thủ nổi tiếng cũng được rất nhiều nhân vật nổi tiếng quan tâm. Có lẽ những việc như Faker được hàng loạt ngôi sao Kpop yêu quí hay đội tuyển CS:GO - Astralis được sự quan tâm đặc biệt từ thủ tướng Đan Mạch... là minh chứng rõ ràng nhất cho sức ảnh hưởng của bộ ba này tới xã hội.
Faker được rất nhiều ngôi sao Kpop ngưỡng mộ
Thậm chí Thủ Tướng Đan Mạch từng tới tận nơi trao đổi và thử chơi CS:GO với team Astralis
Vậy tới khi nào có kẻ phá vỡ được bộ ba này?
Cái tên được xem là có thể nhất là OverWatch và Fornite. OverWatch thì có phần nhỉnh hơn khi Blizzard tổ chức OverWatch League cực kì chuyên nghiệp và theo hướng thương mại hóa. Tuy nhiên sức ảnh hưởng tới đại bộ phận game thủ thì không thể so sánh được với những tựa game kể trên. Fortnite cũng vậy nhưng với bất lợi là tựa game Battle Royale thì việc các trò chơi này phát triển theo hướng Esports là cực kì khó.
Các tựa game Battle Royale có rất nhiều hạn chế khi đưa lên làm Esports
Còn nhiều cái tên khác như PUBG hay Liên Quân Mobile, AutoChess... nhưng chúng chỉ nổi tiếng ở một vài quốc gia hoặc có những hạn chế trong gameplay khiến người xem gặp khó khăn trong việc theo dõi. Tầm ảnh hưởng toàn cầu của những tựa game 'Esports mới' đó vì nhiều lý do khác nhau bị hạn chế rất nhiều.
The International hàng năm là sự kiện được cả thế giới game thủ ngóng chờ
Việc Valve với DOTA 2, CS:GO và Riot Games với LMHT vẫn liên tục phát triển những tựa game của mình một cách không ngừng nghỉ. Thật khó có thể tưởng tượng có tựa game nào có thể phát triển nhanh chóng và vượt tầm ảnh hưởng của bộ ba này.