Hai đoạn nhạc 'thần thánh' trong 'Diên Hi công lược': Bạn có hiểu hết trọn vẹn ý nghĩa?
Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu hết ý nghĩa của bài hát?
17/08/2018 10:03
Vui lòng xác nhận bạn đã đủ 18 tuổi để đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Đã là fan ruột của Diên Hi công lược, chắc chắn bạn không thể không nhớ đến hai bài hát được sáng tác riêng cho bộ web drama cung đấu đình đám năm 2018 này. Có thể nói, ngoài phần tạo hình quá ấn tượng, đạt đến đỉnh cao về độ tinh xảo, hài hòa trong màu sắc cũng như một kịch bản quá sức gay cấn với tầng tầng lớp lớp âm mưu trong hậu cung - thì phần âm nhạc cũng góp một phần chính yếu vào sức hút chung của bộ phim.
Nhạc khúc Ngắm nhìn do chính 'biên kịch vàng' Vu Chính chắp bút viết nên lời, gây ấn tượng mạnh cho khán giả khi đã mang chất liệu kinh kịch truyền thống của Trung Quốc để ngâm nga 4 câu hát, vừa mộng ảo, vừa ai oán não nề, mang nặng bầu tự sự của nữ nhân trong Tử Cấm Thành.
Khán kính trung nhân chu nhan sấu (Ngắm nhìn người trong gương, hồng nhan hao gầy),
Khán ái dữ hận tân hựu cựu (Ngắm nhìn yêu yêu hận hận, mới rồi lại cũ)
Khán đăng như trú lệ thấp thấu (Ngắm nhìn ánh đèn sáng tựa ban mai, lệ rơi ước đẫm)
Khán thùy lai ước hoàng hôn hậu (Ngắm trông ai đến, hẹn ước sau buổi hoàng hôn)
Các sáng tác mang hơi hướm cổ phong của Trung Quốc ngoài phần nhạc truyền thống được hòa âm phối khí phù hợp thì phần lời luôn được chú trọng bởi vì phần lời đẹp như một bức tranh cổ, sử dụng nhiều bút pháp ước lệ. Để rồi ngay cả khán giả Việt Nam cũng có thể thấu cảm được nỗi đau của những nữ nhân bị giam cầm cả đời trong 4 bức tường hoa lệ vây quanh Tử Cấm Thành.
Cũng cần biết thêm: Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏) là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời Thanh Cao Tông - Càn Long Hoàng đế, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch. Việc đưa một thể loại ca kịch đậm màu sắc cổ truyền của Trung Hoa khiến cho không ít khán giả 'sởn da gà', lúc đầu có thể rất nhiều người còn lạ lẫm, nhưng qua thời gian quen dần, sẽ thấy 4 câu hát trên nghe mới não lòng làm sao.
Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của phim bên cạnh bài hát mở đầu chính là Cung tường liễu, với phần lời tiếp tục được viết nên bởi Vu Chính. Một điều đặc biệt chắc không phải ai cũng biết: nữ ca sĩ trình bày nhạc khúc nhiều đau thương này không ai khác ngoài Thư Quý nhân Nạp Lan Thuần Tuyết.
Ca khúc với ca từ và giai điệu hết sức đẹp đẽ này lại được cất lên lần đầu trong một tình cảnh khá… tréo ngoe: Thư Quý nhân giữa đêm hôm quỳ hát giữa Ngự Hoa viên, cố ý 'dụ dỗ' Hoàng thượng tới để hòng đoạt được thánh sủng. Và quả thật Hoàng đế đã tới, những tưởng Thư Quý nhân đã có thể chiếm được ân sủng thì “bẽ bàng” thay: Hoàng đế đã bắt nàng quỳ gối giữa đêm sương lạnh và cứ hát như vậy hoài… cho đến sáng hôm sau!
Cung tưởng liễu ngọc tao đầu (Liễu bên tường cung, trâm ngọc cài đầu),
Tiêm tiêm hồng tô thủ (Bàn tay mảnh mai mềm tựa bánh hồng tô),
Huy huy y tụ đái bất tẩu (Dùng dằng tay áo, dắt mà không theo),
Tương tư na kham ưu (Tương tư sao chịu nổi u sầu),
Nhất giác hoàng lương mộng tỉnh hậu (Tỉnh mộng hoàng lương chợt giác ngộ)
Nhàn thoại đáo bạch đầu (Chuyện phiếm cho đến bạc đầu)
Thế nhưng, vẫn phải công nhận đây là một sáng tác rất chỉn chu với phần lời được trau chuốt, gợi đến nét đẹp vô ngần của nữ nhân bên cạnh Hoàng đế. Xen vào đó, là những nuối tiếc và ước mơ đã mãi mãi vị vùi lấp khi cánh cửa dẫn vào Tử Cấm Thành khép lại. Âu cũng là lời than chung cho phận nữ nhân ngày xưa.
Lần tới, khi tiếp tục theo dõi những chặng đường tiếp theo của Ngụy Anh Lạc, đừng quên thả hồn mình vào những giai điệu bay bổng và vô cùng cuốn hút này nhé