Sốc phản vệ sau khi ăn mì tôm
Nữ sinh 21 tuổi ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) bị sốc phản vệ mức độ III sau khi ăn mì tôm và nhập viện trong tình trang khó thở, phù mặt…
27/01/2022 20:05
Ngày 27/1, Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, vừa kích hoạt báo động đỏ toàn viện cấp cứu 1 trường hợp sốc phản vệ sau khi ăn mì tôm (mì ăn liền).
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Đó là bệnh nhân V.T.M.N. (21 tuổi, trú tại địa phương), được người nhà đưa vào nhập viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, tay chân lạnh, mạch quay khó bắt, huyết áp không đo được, phù mặt, vùng cổ và tay chân nổi mẩn đỏ rải rác, khó thở, SPO2 thấp, phản xạ nuốt kém, tim nhịp nhanh, khó nghe tần số 120 đến 130 lần/phút.
Theo lời kể của người nhà, trước đó chị N. có ăn mì tôm, sau khoảng 30 phút thì có biểu hiện bất thường, mệt, khó thở, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù mặt.
Được biết, chị N. có tiền sử dị ứng với bột mì.
Qua thăm khám, các bác sĩ xác định đây là trường hợp sốc phản vệ độ III do thực phẩm, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Sau cấp cứu, người bệnh ổn định, tỉnh táo tiếp xúc được, huyết áp ổn định, không khó thở, SP02: 99%, hết nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, không nôn, hết phù.
Theo BS Nguyễn Thanh Hải - Khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh, dị ứng thực phẩm là một phản ứng hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả khi với một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể kích hoạt các dấu hiệu và triệu chứng như vấn đề tiêu hoá, nổi mề đay hoặc đường thở bị sưng.
Ở một số người dị ứng thực phẩm có thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là phản ứng có thể đe dọa đến tính mạng - sốc phản vệ như bệnh nhân ở trên.
Rất may người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, bệnh viện kích hoạt báo động Đỏ trong toàn viện để cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo, lưu ý tối quan trọng để phòng tránh sốc phản vệ đó là nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì tốt nhất nên tránh vì một lượng nhỏ thức ăn cũng đủ để phản ứng dị ứng xảy ra.
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sốc phản vệ là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã biết cũng như các chất thường gây ra phản ứng dị ứng nặng.
Link báo gốc:
Copy link
https://congly.vn/soc-phan-ve-sau-khi-an-mi-tom-202903.html
-
1Phần Lan, Thụy Điển chính thức quyết định gia nhập NATO
-
2Tử vi hàng ngày - Thứ Năm 19/5/2022 của 12 cung hoàng đạo
-
3Hạ viện Mỹ điều trần về vật thể bay không xác định
-
4Thuê khách sạn rồi dụ người tình đồng giới vào 'tâm sự' để trộm tài sản
-
5CDC Bến Tre gây thiệt hại gần 3,5 tỷ đồng tại các gói thầu phòng chống dịch
-
6TP Hồ Chí Minh ra văn bản khẩn về công tác tiêm vaccine Covid-19 mũi 4
-
7Quảng Nam: Cha ôm con nhảy cầu Cửa Đại tự tử
-
8Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Lê Hải Trà bị khai trừ khỏi Đảng
-
9Massage cho 'cậu nhỏ' cả tháng trời, nam thanh niên hoảng hồn đến viện
-
10Không cho phép tồn tại kiểu đòi nợ 'quýt làm cam chịu'!
-
11Ám ảnh những cuộc gọi đòi nợ
-
12NÓNG: Công an Long An tìm Võ Thị Diễm My trong vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'
-
13Hà Nội: Người đàn ông rơi từ tầng 6 xuống đất tử vong ở quận Cầu Giấy
-
14Công an TP.HCM kết luận vụ hoa hậu Lã Kỳ Anh trộm đồng hồ Rolex
-
15Bóng đá nam SEA Games 31: U23 Việt Nam gặp Malaysia ở bán kết
-
16Tại sao dưới biển sâu lại có nhiều sinh vật khổng lồ?
-
17Giám đốc CDC Bến Tre nộp 3,4 tỉ đồng sau thanh tra
-
18Quảng Ninh: Xử lý nghiêm người 'phe vé mời' xem đội tuyển nữ đá trận bán kết
-
19Người chồng dùng dao sát hại vợ rồi uống thuốc sâu tự tử
-
20Mũi nhắc lại vaccine ngừa Covid-19 lần hai cung cấp khả năng miễn dịch vượt trội