Những năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển, stream trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Vậy stream là gì? Cách thức hoạt động của stream ra sao? Và làm thế nào để xử lý tính trạng stream bị gián đoạn? Cùng VOH đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Stream là gì?
Stream là một công nghệ dùng để truyền tải dữ liệu liên tục thông qua kết nối Internet. Stream giúp truyền tải dữ liệu (video, âm thanh hoặc dữ liệu trực tiếp) đến thiết bị của người dùng một cách liên tục mà không cần chờ đợi hay tải về máy.
Stream là phát trực tiếp một video, âm thanh thông qua Internet - Ảnh: Internet
Một số thuật ngữ liên quan về Stream
Ngoài câu hỏi Stream là gì?, nhiều người còn cảm thấy thắc mắc về một số thuật ngữ liên quan đến Stream. Chẳng hạn như:
Streamer là gì?
Streamer được xem là một nghề khá “hot” trong những năm gần đây. Những người làm nghề này sẽ thực hiện công việc sáng tạo nội dung và phát chúng trên những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok…
Để trở thành một Streamer, bạn cần có khả năng ăn nói hài hước, lôi cuốn cùng một số tài năng như ca hát, chơi game… Như vậy, bạn mới có thể thu hút và giữ chân khán giả xem livestream của mình.
Streamer là một ngành nghề hot, đem lại thu nhập khủng - Ảnh: Internet
Stream MV là gì?
Stream MV là thuật ngữ chỉ hành động truy cập và xem các video âm nhạc trên các nền tảng phát trực tuyến, như YouTube, Spotify, Apple Music và các dịch vụ âm nhạc số khác. MV là viết tắt của 'Music Video' (Video âm nhạc). Đây là một dạng phương tiện truyền thông thị giác kết hợp giữa âm nhạc và hình ảnh.
Khi một bài hát được 'stream MV', điều này có nghĩa là người nghe đang truy cập và xem video âm nhạc chính thức của bài hát đó trên các nền tảng trực tuyến, hay còn được gọi là “cày view” cho các MV.
Người dùng sẽ xem đi xem lại các MV của idol trên các trang mạng âm nhạc nhằm làm tăng lượt view và thứ hạng của bài hát trên bảng xếp hạng âm nhạc. Từ đó, giúp cho bài hát và idol trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến hơn.
Stream MV là hành động cày view, ủng hộ các nghệ sĩ, idol - Ảnh: Internet
Stream Game là gì?
Stream game là lĩnh vực được ưa chuộng nhất trong ngành stream. Với hình thức stream này, các streamer sẽ chơi một số tựa game, sau đó phát livestream và phô diễn những kỹ năng của mình cho người xem. Hoặc streamer có thể tận dụng khả năng ăn nói lưu loát, dí dỏm của mình để bình luận trực tiếp về các trận đấu game. Tóm lại, thuật ngữ stream game dùng để chỉ việc chia sẻ nội dung hoặc giao lưu trực tiếp với người xem về lĩnh vực game.
Stream game là phát sóng các nội dung liên quan đến lĩnh vực game - Ảnh: Internet
Ưu - nhược điểm của stream là gì?
Có thể thấy, stream là một lĩnh vực hữu ích với cả streamer và người xem stream. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và stream cũng vậy. Ngành nghề này cũng có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
Ưu điểm
Hữu ích với người dùng: Chỉ cần có mạng Internet là có thể xem stream ngay lập tức, không cần tốn thời gian hay dung lượng máy để tải dữ liệu về.
Giải quyết vấn đề bản quyền: Xem stream sẽ không yêu cầu về bản quyền, vừa thuận tiện cho người xem, vừa bảo vệ quyền lợi cho nhà sản xuất.
Khả năng trải nghiệm ngay lập tức: Người dùng có thể trải nghiệm nội dung ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi quá trình tải xuống hoặc lưu trữ dữ liệu.
Thu thập dữ liệu: Thông qua stream, nhà sản xuất có thể thu thập được số liệu và thói quen của người xem…
Nhược điểm
Cần có Internet: Internet là yếu tố bắt buộc không thể thiếu với cả streamer và người xem stream. Đây chính là trở ngại lớn đối với những người sống ở vùng sâu, vùng xa hay những nơi Internet còn chưa phủ sóng.
Không thể trực tiếp tương tác: Trong nhiều trường hợp, việc stream không phải là trực tiếp, điều này có thể làm giảm sự tương tác trực tiếp với người xem.
Ưu - nhược điểm của stream - Ảnh: Internet
Những điều cần chuẩn bị cho streamer
Như đã nói ở trên, yếu tố đầu tiên Streamer cần chuẩn bị chính là đường truyền Internet mượt mà, ổn định. Vì Internet sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phát sóng của bạn, đảm bảo rõ nét, không bị giật lag, gây cảm thấy khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm các thiết bị hỗ trợ phát sóng trực tiếp như loa, mic, đèn,... Những thiết bị này sẽ giúp cho hình ảnh và âm thanh truyền đến người xem chuyên nghiệp, chỉn chu nhất.
Và điều quan trọng nhất là lựa chọn chủ đề Stream phù hợp với khả năng của Streamer và sở thích, nhu cầu của đối tượng xem stream bạn nhắm đến.
Chuẩn bị đầy đủ Internet, trang thiết bị hỗ trợ stream - Ảnh: Internet
Stream hoạt động như thế nào?
Stream hoạt động bằng cách chia nhỏ nội dung của tệp thành các gói dữ liệu và truyền đến thiết bị của người xem thông qua kết nối Internet. Các gói dữ liệu chưa phát sẽ được lưu lại trong bộ nhớ đệm, sau đó phát dần dần theo tiến trình của nội dung để không làm ảnh hưởng đến việc stream. Trong trường hợp đường truyền Internet không ổn định, người dùng sẽ phải đợi trong giây lát để gói dữ liệu tải vào bộ nhớ đệm và tiếp tục phát.
Cách thức hoạt động của Stream - Ảnh: Internet
Các hình thức stream phổ biến
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các hình thức stream cũng trở nên đa dạng, phục vụ mọi nhu cầu của người dùng. Dưới đây 3 hình thức stream phổ biến nhất hiện nay:
Stream video/clip: Khi xem video/clip trên các nền tảng như Youtube, Netflix, Twitch, nội dung video sẽ được truyền tải liên tục từ máy chủ đến thiết bị của bạn. Bạn có thể xem video ngay lập tức mà không cần download hay chờ đợi gì cả.
Stream trò chơi: Tương tự như stream video, khi chơi game trực tuyến, dữ liệu trò chơi sẽ được truyền tải liên tục từ máy chủ đến thiết bị của bạn. Do đó, bạn có thể chơi trò chơi mà không cần tải toàn bộ dữ liệu game về máy.
Stream phát sóng trực tiếp: Khi xem những nội dung phát sóng trực tiếp trên Youtube Live hay Facebook Live, dữ liệu video sẽ được truyền tải trực tiếp từ máy chủ đến thiết bị của bạn thông quan stream. Bạn có thể xem những video trực tiếp với những nội dung đang phát cùng lúc với máy chủ.
Stream âm nhạc: Người dùng có thể stream nhạc trực tuyến trên các ứng dụng như Spotify, Zing, Nhaccuatui, iTunes… Dữ liệu âm thanh từ các nền tảng này sẽ được truyền tải liên tục đến thiết bị của bạn nên bạn có thể nghe nhạc mà không cần tải về.
Hình thức stream âm nhạc được rất nhiều người ưa chuộng - Ảnh: Internet
Tổng hợp 4 nền tảng stream yêu thích nhất hiện nay
Để tăng thêm trải nghiệm cũng như tiện ích cho người dùng, các streamer thường phát trực tiếp nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau. Dưới đây là 4 nền tảng stream được ưa chuộng nhất hiện nay:
Facebook: Facebook là nền tảng stream phổ biến nhất hiện nay. Nền tảng này sở hữu số lượng người dùng nhiều nhất thế giới nên luôn được các stream lựa chọn để chia sẻ nội dung trực tiếp đến người xem.
Nền tảng stream Facebook Live - Ảnh: Internet
Youtube: Nền tảng Youtube cho phép người dùng có thể stream đa dạng nội dung từ giáo dục, thể thao, tin tức đến giải trí, âm nhạc…
Nền tảng stream Youtube - Ảnh: Internet
Twitch: Nền tảng stream này không quá phổ biến ở Việt Nam nhưng rất được yêu thích ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Twitch là nơi tập trung chủ yếu của các streamer và người xem trong lĩnh vực game.
Nền tảng stream Twitch - Ảnh: Internet
Nimo TV: Nimo TV là nền tảng stream được ưa chuộng tại Việt Nam với nhiều streamer nổi tiếng tụ họp tại đây.
Nền tảng stream Nimo TV - Ảnh: Internet
Kinh nghiệm stream không bị gián đoạn
Vấn đề thường gặp phải nhất khi stream đó chính là bị gián đoạn. Vậy làm sao để xử lý khi gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:
Cải thiện đường truyền Internet: Đường truyền nhanh, mạnh, ổn định sẽ giúp bạn stream tốt hơn.
Bị chặn các tùy chọn stream: Nếu nhà mạng bạn đang dùng đang chặn quyền truy cập vào một số trang web thì bạn hãy dùng VPN để bỏ chặn đi.
Dọn dẹp thiết bị: Nếu máy của bạn chứa quá nhiều tệp rác và bộ nhớ quá đầy thì sẽ gây gián đoạn khi stream.
Tối ưu thiết bị: Với những người thường xuyên chơi game trực tuyến, bạn cần nâng cấp máy để chơi game mượt mà, hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm stream mượt mà, không bị gián đoạn - Ảnh: Internet
Bài viết trên đây của VOH đã giúp bạn đọc hiểu hơn về stream là gì? Cách thức hoạt động và hướng dẫn xử lý khi stream bị gián đoạn như thế nào. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Nếu thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ và theo dõi chuyên mục Cuộc sống số của VOH để không bỏ lỡ nhiều thông tin khác nhé.