Bộ GD&ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học mới
Ngày 4/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi các bộ, ngành, chính quyền các tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc thực hiện chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh, sinh viên, phụ huynh trong tình hình dịch COVID-19.
05/08/2021 06:15

Công văn nêu rõ, để cùng chia sẻ với nhân dân cả nước trước những khó khăn, thách thức, giảm bớt gánh nặng tài chính đối với phụ huynh, học sinh, sinh viên do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước, trong đó đề nghị giữ ổn định mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định mới để thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (dự kiến Nghị định sẽ ban hành trong tháng 8/2021 để áp dụng từ năm học 2021-2022).
Trong đó, quy định mức trần học phí đối với năm học 2021-2022 của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập giữ ổn định bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập do Nhà nước quy định cho năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, thời gian qua, theo phản ánh của người dân, một số địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo vẫn chưa thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn còn tình trạng một số cơ sở giáo dục và đào tạo tăng học phí, thu một số khoản thu ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang gặp nhiều khó khăn.
Để tiếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo khẩn trương rà soát, tổ chức công tác dạy học hợp lý, đảm bảo yêu cầu chất lượng và cắt giảm tiết kiệm tối đa các chi phí để tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo không cần thiết; giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021 đã ban hành.
Đối với việc triển khai dạy học trực tuyến, các địa phương, cơ sở giáo dục cần căn cứ các công văn, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tính toán xác định mức thu hợp lý trên cơ sở triển khai thực tế công tác dạy học theo nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh trong tình hình dịch bệnh và công khai minh bạch.
Bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập theo các quy định của Nhà nước, các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, chỉ đạo các cơ sở giáo dục kêu gọi, huy động nguồn lực của xã hội để có các chính sách hỗ trợ thêm như: miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo cho các học sinh, sinh viên, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022.
>> Xem thêm: Học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8
Link báo gốc:
Copy link
https://ngaynay.vn/bo-gd-dt-de-nghi-giu-on-dinh-muc-hoc-phi-trong-nam-hoc-moi-post110824.html
-
1Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ thay đổi thế nào?
-
2Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2023
-
3Tuyển sinh đại học năm 2023: Khởi động sớm
-
4Hôm nay, Đại học Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực
-
5Cô giáo mầm non bị sa thải vì quay 'phim người lớn' để bán
-
6Cảm động cô giáo vùng cao đội mưa rét chở con trở lại trường sau Tết
-
7Vụ 9 giáo viên bị miễn nhiệm: Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu thu hồi quyết định
-
8Lệ phí các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2023 ra sao?
-
9ChatGPT - thành tựu đột phá mới của AI có thay đổi cách DẠY và HỌC?
-
10Thi tốt nghiệp THPT: Sửa đổi quy chế cho phù hợp
-
11Cà Mau: 'Nóng' vụ hiệu trưởng nhắn tin 'nội dung nhạy cảm' với giáo viên
-
12Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 97 bậc trong bảng xếp hạng Webometrics
-
13Vĩnh Long: Phụ huynh vào trường tát 2 học sinh vì mâu thuẫn với con mình
-
14Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022