Với sự bổ trợ của công nghệ, ngành học này theo dự đoán tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong biểu đồ nghề nghiệp.
Các lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các doanh nghiệp đến các tổ chức phi chính phủ đều cần bộ phận kế toán để vận hành. Nhu cầu nhân lực của ngành kế toán vì thế luôn giữ mức ổn định và phát triển.
Giá trị của kế toán viên trong xu thế 4.0
Có thể nói, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi rất nhiều yếu tố trong lĩnh vực kế toán, các công việc thủ công như thu thập, xử lý, tính toán số liệu đang theo xu hướng tự động hóa. Tuy nhiên, vị thế của người làm công tác kế toán không bị thay thế vì nhiều việc chỉ con người mới làm được như phân tích, giải quyết tình huống, xử lý vấn đề dựa trên cơ sở nhận định, đánh giá sự việc.
Giá trị của người làm Kế toán càng quan trọng trong thời đại 4.0
AI được tạo ra bởi con người và phục vụ cho mục đích của con người, chính vì thế con người chính là yếu tố cốt lõi để xử lý các việc liên quan đến công việc. Trong đó có kế toán, bởi ngành này cần tuân theo những luật pháp nhất định, trí tuệ máy tính không thể thay thế hoàn toàn con người. Lĩnh vực kế toán nhưng cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn bằng việc xử lý máy tính, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính.
Giá trị con người không mất đi trong lĩnh vực kế toán dù trong thời đại số phát triển. Vì vậy, vị trí làm việc của những cử nhân khi ra trường cũng khá đa dạng. Theo đó, nguồn cung nhân lực luôn ở tỉ lệ cao.
Ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia dự báo nhân lực cho biết: 'Hiện nay, tổng nhân lực ngành Kế toán chiếm tỉ trọng rất cao, bình quân 18% đến 20%, đặc biệt ở các khu đô thị phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể hơn 25%”.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán ra trường có thể làm những công việc như: kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán kho, bộ phận tiền lương, thủ quỹ, kế toán tổng hợp,…; thăng tiến lên kế toán trưởng; trưởng phòng Kế toán – Tài chính. Ngoài ra còn các vị trí như Chuyên viên tư vấn Kế toán – Tài chính; Thanh tra kinh tế; Giảng viên dạy các bộ môn Kế toán,…
Học kế toán với tầm nhìn quốc tế
Cuộc cách mạng 4.0 đã thay đổi môi trường và hoàn cảnh làm việc của nhân sự ngành Kế toán, người làm kế toán vì thế phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân.
Một kế toán viên biết nắm bắt thời cơ không chỉ bồi dưỡng cho mình khả năng chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ mà còn có khả năng sáng tạo, nhạy bén và thông minh. Bên cạnh đó, kế toán viên không ngừng học tập ngôn ngữ quốc tế và kiến thức chuyên môn mang tầm quốc tế khiến giá trị lợi ích gia tăng thêm.
Sinh viên ngành Kế toán cần trau dồi thêm ngoại ngữ, công nghệ và kỹ năng mềm
Bà Nguyễn Thị Hồng Thương – Phó Giám đốc Công ty TNHH NC9 cũng khẳng định bên cạnh kiến thức chuyên môn, doanh nghiệp sẽ ưu tiên tuyển dụng đối với những bạn có kiến thức về tự nhiên, xã hội, đời sống cũng như các kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ, tin học.
Nắm bắt xu thế này, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) chú trọng đào tạo ngành Kế toán với chương trình song ngữ. Sinh viên có hơn 50% thời lượng học chương trình ngành bằng tiếng Anh, giảng viên là thầy cô học tập từ nước ngoài và chuyên gia đầu ngành.
'Nâng tầm' giá trị hành nghề khi học kế toán trong môi trường quốc tế
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kế toán của trường đã được đánh giá kiểm định chất lượng do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Trường Đại học Vinh (VCEA) thực hiện, ngày càng khẳng định vị thế đào tạo của ngành này trong xã hội.
Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ, trường còn xây dựng chương trình từ giảng đường đến khởi nghiệp đa dạng, phong phú cho sinh viên. Tham quan thực tế tại doanh nghiệp, học tập chuyên đề nâng cao, kiến tập và thực tập dài hạn được hưởng lương tại các công ty, tập đoàn uy tín trong và ngoài nước. Vì thế, sinh viên có những trải nghiệm công việc thiết thực làm nền tảng vững chắc cho lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp. Sinh viên cũng được trang bị các khóa học ngoài giờ về công cụ, phần mềm xử lý dữ liệu liên quan đến chuyên ngành để nắm bắt, hiểu rõ hơn về công việc thực tế khi ra trường.