Nhiều trường bỏ hình thức 'kiểm tra miệng' bất chợt đầu giờ
Nhiều trường học tại TP Hồ Chí Minh đã xóa bỏ hình thức 'kiểm tra miệng' đầu giờ bất chợt từ nhiều năm, thậm chí ngay từ khi bắt đầu chương trình GDPT mới 2018.
22/09/2023 07:17

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đề nghị các giáo viên không kiểm tra đầu giờ. Nhà trường có thể thay bằng các hình thức nhẹ nhàng sinh động khác để bắt đầu tiết học nhẹ nhàng, hứng thú.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, hình thức kiểm tra đầu giờ bất chợt khiến các em sợ sệt, áp lực. Các giáo viên có thể đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.
Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu giáo viên không trả bài đầu giờ theo kiểu học thuộc lòng, nhiều ý kiến trái chiều xôn xao trong dư luận. Còn với học sinh, những người trực tiếp được kiểm tra kiến thức, nghĩ gì về hình thức 'kiểm tra miệng' đầu giờ này?
Thực tế, nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xóa bỏ hình thức kiểm tra miệng đầu giờ bất chợt từ cách đây nhiều năm. Tại trường THCS Nguyễn Du (Quận 1), giáo viên bộ môn Lịch sử - Địa lý của trường không kiểm tra bất chợt đầu giờ học sinh nhưng kết quả học tập của bộ môn này ở khối lớp 6 trong năm vừa qua đạt khá giỏi trên 95%. Một trong những hình thức dạy học nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mà trường thực hiện thay vì trả bài đầu giờ là phác thảo sơ đồ tư duy để củng cố bài học.
Tương tự, trường THCS Cát Lái cũng không thực hiện trả bài đầu giờ theo kiểu gọi bất chợt lên bảng. Những hình thức như kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, hay đơn giản là thái độ học tập tích cực cũng giúp các em ghi điểm trên lớp.
Dù là hình thức kiểm tra nào thì mục tiêu hàng đầu của giáo dục đổi mới là tạo môi trường học tập sáng tạo, kích thích phát triển trí não, kỹ năng và giúp các em phát huy tối đa khả năng của mình để từ đó phát triển toàn diện, có năng lực và phẩm chất riêng trong xã hội.
Hình thức, chất lượng giảng dạy góp phần quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh đến trường vui vẻ, tự tin. Các chuyên gia giáo dục cũng khẳng định, để giúp học sinh ôn tập, ghi nhớ kiến thức và giáo viên kiểm tra bài thì có rất nhiều hình thức khác nhau. Việc ép bộ não ghi nhớ khối lượng kiến thức khổng lồ trong một thời gian ngắn không phải là tốt.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/giao-duc/nhieu-truong-bo-hinh-thuc-kiem-tra-mieng-bat-chot-dau-gio-20230921172628772.htm
-
1Vụ nam sinh THCS Hòa Nam bị nhóm bạn 'đóng vào cột cờ': Hiệu trưởng nói gì?
-
2Đình chỉ nhóm học sinh tác động vào vùng kín bạn học tại huyện Ứng Hoà
-
3Mẹ của học sinh bị tác động vùng kín: 'Các cháu đã chơi lại với nhau'
-
4Học sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng đi học trở lại
-
5Học sinh đùa bạn quá trớn tại Ứng Hòa: Siết công tác quản lý trường học
-
6Năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông 4 môn
-
7Từ ngày 1/1/2024 sinh viên học ngành Pháp y, Tâm thần được miễn học phí
-
8Ngành Khoa học máy tính - 'chìa khóa' cho bạn trẻ đam mê công nghệ
-
9Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Đặt quyền lợi người học lên cao nhất
-
10Học sinh Thủ đô thích thú trải nghiệm triển lãm sách dịp cuối tuần
-
11Trường THCS đầu tiên công bố thông tin tuyển sinh lớp 6 năm học 2024 - 2025
-
12Trung tâm y tế cử người chưa có chứng chỉ hành nghề khám sức khoẻ cho học sinh
-
13Hà Nội: Năm học 2024-2025 tăng cường ứng dụng CNTT, tuyển sinh trực tuyến, chấm dứt tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ
-
14Chốt thi 4 môn, ôn tập thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học 2025 sẽ ra sao?
-
15Cảnh giác trước tình trạng người lạ cho tiền, rủ học sinh tiểu học đi chơi