Nóng vụ bạo lực học đường tại trường quốc tế: Làm gì khi con bị bắt nạt?
Những ngày qua, mạng xã hội đang xôn xao trước vụ việc bạo lực học đường xảy ra tại trường quốc tế ISHCMC - American Academy có học phí đắt đỏ ở TPHCM.
29/05/2022 08:46
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến sự việc đang đi quá xa chính là nhà trường chưa giải quyết vụ việc thỏa đáng cũng như chưa có những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường.
Chính vì thế, nhiều người cho rằng người mẹ nên làm đến cùng để bảo vệ con cái khỏi bạo lực học đường, tuy nhiên, chỉ khi sự việc không được giải quyết rõ ràng, thấu đáo thì hãy lên tiếng để tránh làm các con bị tổn thương.
Tuy nhiên, không ít người đặt ra câu hỏi, vậy phụ huynh nên làm gì khi con mình bị bắt nạt ở trường?
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh - ĐH Sư phạm Hà Nội thì đầu tiên phụ huynh nên tìm hiểu rõ sự việc và bình tĩnh lắng nghe sau đó thì phán xét và hành động cũng chưa muộn.
Hình ảnh học sinh đánh nhau ở trường quốc tế ISHCMC - American Academy gây nóng mạng xã hội
'Tất nhiên, khi con bị bạn bắt nạt ở trường, phụ huynh cũng có thể ngay lập tức liên hệ với nhà trường yêu cầu nhà trường thông tin về sự việc. Cùng với đó, phụ huynh có thể yêu cầu nhà trường lập hội đồng kỷ luật để xem xét vụ việc, phụ huynh có thể được tham gia các cuộc họp với nhà trường để trao đổi thông tin, giải quyết sự việc đến cùng.
Tôi cho rằng khi con bị bắt nạt thì tâm lý chung của bố mẹ là ai cũng xót con, bức xúc, chính vì thế phải bình tĩnh.
Thời điểm này phụ huynh cũng không nên gặp gỡ phụ huynh của bạn đã bắt nạt con mình vì chắc chắn mỗi bên sẽ có những lý lẽ riêng, chính vì vậy việc nhờ nhà trường cũng như cơ quan công an can thiệp là hợp lý nhất.
Thực tế, có nhiều vụ việc con bị bắt nạt, phụ huynh có con bị bắt nạt chủ động tìm đến phụ huynh kia và 2 bên đã tranh cãi rất căng thẳng, khiến sự việc đi xa hơn, thậm chí lao vào đánh nhau khi không kiềm chế được cơn tức giận', chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh nói.
Về phía đứa trẻ, trẻ thường không tự nói chuyện với bố mẹ về việc bị bắt nạt nên bố mẹ cần theo sát các dấu hiệu để phát hiện mọi chuyện kịp thời. Hãy làm bạn với con để lắng nghe tâm tư của con, sau đó trấn an tâm lý và hỏi xem con muốn xử lý tình huống đó như thế nào.
Nếu con đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ tâm lý tốt nhất.
Điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm là khuyến khích, chỉ cho con thấy điểm mạnh của bản thân để con quên đi chuyện bị bắt nạt. Ngoài ra, bố mẹ đừng dành quá nhiều thời gian nói về việc bị bắt nạt.
Làm vậy chỉ khiến con tập trung vào những điều tiêu cực, thay vào đó, hãy giúp con thấy rằng có những điều hạnh phúc khác trong cuộc sống, chẳng hạn các hoạt động thể thao...
Nếu các biện pháp trên đều không hiệu quả, con vẫn tiếp tục bị bắt nạt học đường, tốt nhất bố mẹ hãy chuyển trường cho con. Dù đây không phải phương cách hay nhưng sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và không còn suy nghĩ tiêu cực. Bởi lẽ, suy cho cùng, mọi thứ phụ huynh làm đều để con hạnh phúc.
Trường quốc tế ISHCMC - American Academy đã chính thức phát đi thông báo vào đêm ngày 28/5.
Sau hơn 2 ngày kể từ khi phụ huynh phản ánh vụ bạo hành học đường, Trường quốc tế ISHCMC - American Academy đã chính thức phát đi thông báo vào đêm ngày 28/5.
Theo đó, bà Kim Green, lãnh đạo nhà trường cho rằng 'rất thất vọng khi một vấn đề liên quan kỷ luật của trường ISHCMC đã được đưa lên phương tiện truyền thông và phạm vi công cộng theo cách gây tổn hại cho những đứa trẻ có liên quan'.
Bà Green khẳng định: 'Tất cả các tình huống đều được giải quyết theo cách riêng tư để bảo đảm bảo vệ học sinh' và 'tất cả các trường hợp học sinh cần hỗ trợ để giải quyết các tình huống sẽ phải tuân theo các giá trị, chính sách và thông lệ của trường chúng tôi'. Trường 'sẽ tiếp tục tìm kiếm sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan để giải quyết tình trạng hiện nay'.
Trường ISHCMC cũng kêu gọi 'bất kỳ ai đang xuất bản hoặc tham gia chia sẻ tài liệu liên quan đến vấn đề này hãy dừng lại và hợp tác với chúng tôi để bảo vệ các em học sinh'. Đồng thời, tiếp tục khẳng định 'tại thời điểm này, chúng tôi sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào trước công chúng về vấn đề này'.
Link báo gốc:
Copy link
https://infonet.vietnamnet.vn/gioi-tre/nong-tren-mang/xon-xao-bao-luc-hoc-duong-tai-truong-quoc-te-phu-huynh-nen-lam-gi-khi-con-bi-bat-nat-412047.html
-
1Cặp song sinh cùng đỗ chuyên Lam Sơn, người mẹ nghèo vừa mừng vừa lo
-
2Hà Nội tuyển sinh trực tuyến từ 1/7
-
3Điểm chuẩn lớp 10 chuyên, tích hợp biến động ra sao?
-
4Google: Hơn 1/3 phụ huynh chưa bao giờ nói chuyện với trẻ em về an toàn mạng
-
5Sao nhí Trung Quốc tự tử vì bị bạn học bắt nạt, giáo viên làm ngơ
-
6Người đàn ông 55 tuổi, 26 lần thi đại học đều trượt vẫn chưa có ý định bỏ cuộc, biết nguyên nhân ai cũng cảm động
-
7Khám phá hành trình làm Youtuber hút giới trẻ của Cô Béo Kiên Giang
-
8Thi tốt nghiệp THPT 2022: Triệt để phá sóng khu vực bảo vệ đề thi, điểm thi
-
9Nữ sinh cấp 2 bị nhóm bạn lột đồ, đánh đập ở Nghệ An
-
10Học phí đại học tăng mạnh, sinh viên nói gì?
-
11Hà Nội yêu cầu không được thu khoản tiền nào khi học sinh lớp 10 nhập học
-
12Quảng Bình: Tang thương ngôi làng nơi 3 học sinh lớp 8 tử vong do đuối nước
-
13Tốt nghiệp đại học top đầu, nữ sinh lên phát biểu tự nhận là 'người tầm thường' gây tranh cãi
-
14Cậu bé lớp 1 mượn tẩy của bạn học trong giờ kiểm tra và cái kết đáng khen
-
15Học sinh tiểu học nấu ăn bên vệ đường, nhìn món ăn ai cũng trầm trồ 'tài nghệ của đầu bếp 5 sao'
-
16Nam sinh thi đỗ thủ khoa đại học 3 năm liền nhưng không nhập học, kiếm hơn 7 tỷ đồng tiền thưởng
-
17Nhiều phụ huynh kiện nữ sinh thi đại học được cộng 20 điểm vì là con liệt sĩ, cô bé chỉ nói 1 câu mà ai cũng lặng người
-
18Cuộc chiến tranh giành nhân tài của các trường đại học top đầu ở Trung Quốc
-
19ĐH Bách khoa Hà Nội công bố ngưỡng điểm xét tuyển tài năng năm 2022
-
20Cổ và ngực bé trai 6 tuổi biến dạng vẹo lệch, đối diện nhiều nguy cơ, không thể ngồi vào bàn học