Sáng kiến dạy tiếng Anh cho học sinh miền núi
Gần 3.600 học sinh tại 16 trường tiểu học của huyện miền núi Mù Cang Chải được học tiếng Anh với một sáng kiến mới.
30/01/2023 08:10

Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên, tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 thay vì tự chọn như trước đây. Tuy nhiên, nhiều tỉnh thành, đặc biệt là những nơi vùng sâu vùng xa, miền núi, còn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 5.780 là số giáo viên ngoại ngữ cần phải bổ sung theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho các khối lớp 3, 4, 5 trên cả nước trong năm học này. Nhiều giải pháp đang được các địa phương triển khai.
Tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hiện có 16 trường tiểu học với hơn 9.000 học sinh nhưng hiện mới chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh. Để tháo gỡ khó khăn, tỉnh Yên Bái cũng đã biệt phái 9 giáo viên lên hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tại một số trường tiểu học và THCS ở huyện vùng cao, tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt.
Không chỉ tìm cách điều phối nhân lực mà giữa những khó khăn lại có những sáng kiến, giải pháp để đưa tiếng Anh lên vùng cao, áp dụng những công nghệ mới. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới 2023, một chương trình dạy tiếng Anh theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp đã được triển khai tại Yên Bái. Gần 3.600 học sinh khối 1 và khối 3 của hơn 100 lớp học tại 16 trường tiểu học của huyện miền núi Mù Cang Chải đã được tham gia chương trình này.
Ghi nhận tại tiết học tiếng Anh dành cho học sinh lớp 3 của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Mồ Dề - huyện Mù Cang Chải, giáo viên chính tại Hà Nội dạy trực tuyến qua ứng dụng Zoom tới 117 điểm cầu trên khắp huyện Mù Cang Chải. Các trợ giảng là giáo viên địa phương sẽ hướng dẫn học sinh học với một thao tác đơn giản nhưng vô cùng quan trọng là… bấm nút.
Bài giảng số đã được cài đặt sẵn vào máy tính và mỗi bài học đã được kịch bản hóa đến từng giây để trợ giảng biết lúc nào bấm vào nút gì trên máy tính. Đây là dự án xã hội của iSMART. Dự án kéo dài 5 năm và hoàn toàn miễn phí. Qua chương trình, giáo viên địa phương cũng sẽ thay đổi khi được huấn luyện và tiếp cận phương pháp dạy mới với các học liệu mới, hiện đại.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/giao-duc/sang-kien-day-tieng-anh-cho-hoc-sinh-mien-nui-20230130064210486.htm
-
1Tạm giữ thầy giáo nghi 'có quan hệ' với nữ sinh lớp 9
-
2Mặc áo đắt tiền, cô giáo bị phụ huynh tố cáo và cái kết
-
3Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học
-
411 dự án đoạt giải Nhất Cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học 2023
-
5Đánh học sinh, 1 thầy giáo bị cho thôi việc
-
6Chọn ngành Maketing, chọn chấp nhận học liên tục từ trải nghiệm thực tế
-
7Phụ huynh TP HCM cần biết việc cấp mã định danh cho học sinh trước kỳ tuyển sinh
-
8Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan yêu cầu điều tra giáo viên cắt tóc hơn 100 học sinh
-
9Học sinh đầu cấp tăng: Hà Nội lo quá tải trường lớp
-
10Nữ sinh chuyên Ams: Vào Đảng năm lớp 12, muốn thành giáo viên Hóa
-
11Gần 90.000 thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐHQG TP Hồ Chí Minh