Sinh viên gặp khó khi trường thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ
Việc thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ đang làm không ít sinh viên vào thế "bị quay như chong chóng".
03/08/2022 07:13
Ảnh minh hoạ
Thời gian vừa qua, chương trình Chuyển động 24h đã nhận được phản ánh của rất nhiều sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) bày tỏ băn khoăn, lo lắng khi trường thông báo thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ.
Theo đó, các sinh viên không thuộc diện năm cuối dù đã học và thi kết thúc học phần ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu ra B1 vẫn cần thi chứng chỉ đào tạo như: IELTS, TOEFL, TOEIC … Trong khi đó, theo quy định trước đây ,các em chỉ cần theo học tại trường với học phần Ngoại ngữ tương đương chuẩn đầu ra B1 là đã đủ rồi.
Việc thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ của trường hiện đang làm không ít sinh viên vào thế 'bị quay như chong chóng'. Với các em có hoàn cảnh khó khăn thì sự thay đổi này còn đặt ra bài toán lớn về tài chính.
Về sự việc này, trao đổi với Chuyển động 24h, đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: Thực tế thông báo điều chỉnh của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là thực hiện quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, căn cứ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng cho sinh viên toàn quốc. Tuy nhiên, rõ ràng qua trình triển khai công tác truyền thông tới sinh viên về sự thay đổi của chính sách này đã chưa thấu đáo, hiệu quả.
Không thể trả lại học phí cho sinh viên, cũng không thể làm trái quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện để đồng hành với các em, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Ngoại ngữ của nhà trường đang có nhiều nỗ lực hỗ trợ sinh viên trong việc thi lấy chứng chỉ sớm nhất.
Trước đó, vào năm ngoái, sinh viên nhiều trường cũng lên tiếng về việc vừa phải học tiếng Anh bắt buộc tại trường vừa phải thi chứng chỉ đầu ra. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại quy định mới dễ dẫn đến hiện tượng trục lợi trên lưng sinh viên nghèo.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/giao-duc/sinh-vien-gap-kho-khi-truong-thay-doi-chuan-dau-ra-ngoai-ngu-20220802191557349.htm
-
15 trường đại học doanh thu hơn 1.000 tỷ/năm
-
2Quyết định táo bạo tuổi 19 của 'chàng thơ xứ Huế'
-
3Thừa hơn 7.000 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ trong hai năm qua
-
4Nhiều đại học 'giàu' lên nhờ tự chủ, lương giảng viên 400 triệu đồng/năm
-
5Thủ khoa thạc sĩ ở tuổi 72, cụ ông truyền cảm hứng học tập cho giới trẻ
-
6Tăng học phí Đại học có tăng chất lượng đào tạo?
-
7Chặt cây gần đường điện, học sinh lớp 10 bị điện giật tử vong
-
8Học sinh ngủ quên trong phòng thi dưới góc nhìn sức khoẻ
-
9Không nhịn được cười với màn khoe bữa ăn của hội sinh viên tương lai
-
10Nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh: Một số thí sinh cùng phòng cũng ngủ trong giờ làm bài
-
11Ký ức thân thương của người thầy giáo về cậu học trò đặc biệt Đỗ Đức Việt
-
12Treo thưởng 15.000 USD truy bắt kẻ tấn công trường mầm non khiến 10 người thương vong
-
13Cà Mau báo cáo gì với Bộ GD&ĐT về việc 'học sinh giỏi nhận điểm 0 môn tiếng Anh vì ngủ quên'
-
14Giám đốc Sở GDĐT quyết định cho học sinh nghỉ học khi thời tiết quá khắc nghiệt
-
15TQ: Trường học đánh giá học sinh qua giấy chứng nhận tiêm phòng của người nhà
-
16Nam sinh bị điểm 0 do ngủ quên trong phòng thi mong mọi chuyện khép lại
-
17Điểm sàn cao nhất 28,5, thí sinh đăng ký xét tuyển thế nào để tránh trượt oan?
-
18Xác minh một nữ sinh bị tát, đánh liên tiếp vào mặt
-
19Môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018 được thiết kế lại như thế nào?
-
20Tranh cãi 'nảy lửa' về việc giám thị vô can khi thí sinh ngủ quên bị 0 điểm thi THPT