Sinh viên sư phạm bị 'treo' sinh hoạt phí
Được hưởng chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí theo quy định nhưng thời gian qua hàng vạn sinh viên sư phạm bị 'treo' nguồn kinh phí này
26/12/2023 08:42

Nhiều sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay đã nhiều tháng qua không nhận được tiền hỗ trợ sinh hoạt phí.
Đã khó lại càng khó
Trần Phương Liên, sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết đã ký cam kết làm việc trong ngành giáo dục để được miễn học phí và nhận hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí từ ngân sách. Tuy nhiên sau đợt chi trả cho học kỳ I năm thứ nhất cách đây gần 1 năm, sinh viên này chưa nhận được thêm khoản hỗ trợ nào. Điều này gây khó khăn cho Liên vì gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. 'Chính vì lý do được hỗ trợ sinh hoạt phí nên em đã chọn vào trường sư phạm để đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình' - Liên cho biết.
Khó khăn của Trần Phương Liên cũng là tình cảnh chung của sinh viên nhiều trường sư phạm trên cả nước. Theo Nghị định 116, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền học phí cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt. Kinh phí này trích từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quy định. Chính sách này đã khiến nhiều sinh viên quyết định đăng ký học ngành sư phạm để giảm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, đến giờ các sinh viên sư phạm vẫn bị nợ khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt phí này.
Lý giải việc nợ tiền sinh hoạt phí sinh viên, nhiều trường sư phạm cho biết thực tế này xuất phát từ việc đặt hàng đào tạo theo Nghị định 116 từ các địa phương và công tác phân bổ kinh phí còn nhiều vướng mắc. Các địa phương không mặn mà đặt hàng do chính sách này quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn kinh phí. Trong khi đó, lại không có cơ chế ràng buộc nào giữa sinh viên với địa phương. Ngoài ra, ngay cả khi sinh viên tốt nghiệp và quay về, các em vẫn phải thi tuyển viên chức theo các quy định của Bộ Nội vụ và chưa chắc trúng tuyển.
Sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM trong giờ làm đồ án môn họcẢnh: TẤN THẠNH
Nhiều vướng mắc
Báo cáo mới đây gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho biết tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số sinh viên đăng ký hưởng chính sách là 30.807 người, trong khi số lượng các địa phương đặt hàng là 1.928 và giao nhiệm vụ là 5.563. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng là 23/63 tỉnh, thành. Như vậy, số sinh viên thuộc diện 'đào tạo theo nhu cầu xã hội' và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD-ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học. Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai theo mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.
Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần nhỏ, trong đó có 2 trường trọng điểm là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP HCM. Điều này ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng cho biết do sự phát triển không đồng đều, chênh lệch điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cũng không thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật. Sinh viên đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu được chi trả kinh phí từ ngân sách địa phương nhưng sau khi tốt nghiệp có thể không trúng tuyển vào công tác trong ngành giáo dục của địa phương. Thứ hai, việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ địa phương khác đến học không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vì kinh phí địa phương nào thì chỉ dùng để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
Một bất cập nữa là nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên gắn với việc cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm nhưng không gắn với quyền được tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp làm cho các địa phương e ngại trong việc bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng không tuyển dụng được sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức phân công cho các cơ quan trên địa bàn triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đặt hàng đào tạo.
Sớm chi trả cho sinh viên
Trước khó khăn của sinh viên khi chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết trường phải làm công tác tư tưởng, động viên sinh viên để các em chia sẻ với khó khăn chung. Với sinh viên diện chính sách, đặc biệt khó khăn, trường hỗ trợ trước một phần từ nguồn lực của trường. Dự kiến trong tuần tới, Bộ GD-ĐT có thể rót kinh phí hỗ trợ về. Khi có tiền, trường sẽ sớm chi trả cho sinh viên.
Địa phương đặt hàng theo nhu cầu
Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT đề xuất không bắt buộc các địa phương phải thực hiện mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thực hiện theo Nghị định số 32 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Bộ GD-ĐT cho rằng quy định này bảo đảm quy định rõ trách nhiệm ngân sách nhà nước phải bảo đảm kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo phân cấp ngân sách. Cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành trung ương thì ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí, cơ sở đào tạo thuộc các địa phương thì địa phương bố trí kinh phí thực hiện.
'Quy định này bảo đảm các sinh viên sư phạm sẽ được chi trả kinh phí theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay. Đồng thời quy định này vẫn giải quyết được nhu cầu của các địa phương muốn đặt hàng tại các cơ sở đào tạo của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo khác có chất lượng cao hơn' - Bộ GD-ĐT nêu rõ.
Hoãn thu học phí để giảm khó khăn
Đại diện Đại học Sài Gòn cho biết có gần 1.600 sinh viên trong 3 khóa đăng ký hưởng chính sách theo Nghị định 116. Ở mỗi khóa, trường đều gửi thông tin đến UBND, Sở GD-ĐT các tỉnh, thành nhưng hầu hết không phản hồi. Hiếm hoi, năm 2021, chỉ Long An và Ninh Thuận thông báo đặt hàng 34 sinh viên. Các em này đã được chi trả học phí và sinh hoạt phí đợt 1 và sắp được trả đợt 2. Năm 2022 và 2023 có Long An đã gửi thông báo đặt hàng và đang thực hiện các bước tiếp theo để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho các em. Với số còn lại, nhà trường gửi đơn vị chủ quản là UBND TP HCM để giải quyết hỗ trợ. 'Cả 3 năm qua, chúng tôi đều làm đúng quy trình nhưng hiện hơn 1.500 sinh viên chưa được nhận hỗ trợ'- đại diện Đại học Sài Gòn nói.
Hiện các trường làm nhiều cách để hỗ trợ sinh viên. Như tại Đại học Sài Gòn, trường hoãn thu học phí để sinh viên giảm bớt áp lực, đồng thời tiếp tục đề xuất đến cơ quan chủ quản.
Link báo gốc:
Copy link
https://nld.com.vn/sinh-vien-su-pham-bi-treo-sinh-hoat-phi-196231225211749546.htm
-
1Bộ GD-ĐT: Bậc THCS, THPT sẽ phải dạy 2 buổi/ngày
-
2105 giáo viên cấp THPT đạt giải giáo viên dạy giỏi thành phố Hà Nội
-
3Sẽ bắt buộc các trường THCS, THPT dạy 2 buổi/ngày
-
4Giáo viên mầm non của huyện Bình Chánh chiến thắng 'Người ươm mầm' năm 2025
-
5Sáng 5-4, 'Đưa trường học đến thí sinh' tại TP HCM
-
6Cách tính điểm thi lớp 10 THPT công lập và trường chuyên tại Hà Nội
-
7Phòng GD-ĐT báo cáo gì về việc 'trường bất chấp lệnh cấm tổ chức dạy thêm thu tiền'?
-
8Trao bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh cho 109 sinh viên
-
9Gieo hy vọng, chắp cánh ước mơ cho học sinh vượt khó
-
10Hà Nội có thêm 412 trường học đạt chuẩn quốc gia
-
11VIDEO: Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lý giải vì sao phải quy đổi điểm xét tuyển
-
12Quận Ba Đình có trường THCS chuẩn quốc gia cấp độ 2
-
13Bộ GD-ĐT: Địa phương không vì sắp xếp bộ máy mà lơ là tổ chức thi tốt nghiệp
-
14Không còn chỗ cho việc chia chỉ tiêu tuyển sinh đại học tuỳ tiện
-
15Hà Nội chủ động công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm 2025
-
1617 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
-
17Ảnh phong cách Snoopy được ưa chuộng
-
18Nữ sinh TP HCM tự tin tham gia tư vấn, hướng nghiệp
-
19Đường lên đỉnh Olympia: Lộ diện nữ sinh duy nhất sẽ góp mặt trong vòng thi Quý 2
- Đường lên đỉnh Olympia: Lộ diện nữ sinh duy nhất sẽ góp mặt trong vòng thi Quý 2
- Nhẫn tâm giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an cho hay người mẹ vẫn ngoan cố chối tội
- VIDEO: Nhiều người văng xuống đường khi xe khách va chạm kinh hoàng với xe đầu kéo
- Bé trai 3 tuổi tử vong thương tâm do hóc kẹo hình con mắt
- Tựa game Tây Du Ký sắp 'trình làng' tại Việt Nam có gì đặc biệt?
- Hàng vạn người dân đổ về đền Hùng dâng hương
- 4 năm làm Hoa hậu, Thùy Tiên bao lần vướng lùm xùm?
- Xôn xao thông tin 'tranh nhau chở bệnh nhân từ bệnh viện về quê': Công an đang làm rõ
- Vụ mẹ giết con ở Quảng Nam: Công ty bảo hiểm cần rà soát kỹ đối tượng thụ hưởng
- MV 'Ôm em thật lâu' của MONO đạt thành tích ấn tượng
- Thản nhiên lập sòng đánh bạc giữa hoa viên
- Xe khách biến dạng phần đầu khi va chạm xe đầu kéo, nhiều người bị thương
- Hằng Du Mục trước khi bị bắt từng ồn ào ra sao?
- Bùi Lan Hương lăng xê mốt xuyên thấu khoe body chuẩn
- Top 10 hồ nước ẩn chứa điều kỳ lạ nhất hành tinh
- Thái Sơn áp lực khi thể hiện vai diễn trong 'Cha tôi, người ở lại'
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/4/2025: Song Ngư chớ tự mãn
- Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: An lòng khi sự việc được sáng tỏ
- Nữ sinh TP HCM tự tin tham gia tư vấn, hướng nghiệp
- Có bao nhiêu mỏ vàng tại Việt Nam?
- Người phụ nữ rơi tầng 4 Bệnh viện đa khoa Bình Thuận tử vong
- Xe container lật giữa vòng xoay ở Bình Dương, nhiều người hú vía
- Đường Yên gặp khó khi quay lại phim cổ trang
- Công an TP HCM tìm thân nhân tử thi có hình xăm dãy số 6789 trên tay
- Đã mắt khu vườn trĩu quả tại quê nhà của ca sĩ Trọng Tấn
- Bắt tạm giam đối tượng móc cốp xe trộm hơn 52 triệu đồng
- Thiếu niên 16 tuổi đột nhập ô tô trộm tiền vì nghiện game
- Quảng Bình: Hai xe máy tông nhau, 3 người thương vong
- TAND quận An Dương xét xử trực tuyến 2 vụ án ma túy
- Bao vây và tóm gọn nhóm đối tượng manh động ở Tây Ninh
- Công dụng tuyệt vời của giấm có thể bạn chưa biết
- Bắc Giang đấu giá thành công 78 lô đất, thu về 244 tỷ
- Hàng ngàn người dân đội mưa cổ vũ đua thuyền rồng chào mừng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
- Hết hồn 'phi vụ' bắt sống rắn khủng, trăn khổng lồ chấn động Việt Nam
- Chồng Ngô Cẩn Ngôn không ngại khi bị chê kém tiếng vợ
- Soi tỉ số trận Manchester United – Manchester City: Quyết tâm của đội khách
- Bắt kẻ làm chuyện đồi bại ở Đồng Nai
- Soi tỉ số trận Fulham – Liverpool: Mang cơn mưa bàn thắng đến London
- Bắt “đạo chích” cạy cốp xe máy lấy trộm hơn 52 triệu đồng
- Thông tin mới nhất vụ mẹ giết con trai ở Quảng Nam
- Kết luận Thanh tra dự án giao thông 176 tỷ đồng ở Thanh Hoá
- Khởi tố quái xế đâm xe vào CSGT, 'thông chốt' đo nồng độ cồn
- Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: 'Kinh khủng, nghe nổi da gà!'
- Gần 300 cảnh sát đột kích đường dây cát lậu 'khủng' Thiên An Phát
- Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm: Công an Quảng Nam mở rộng điều tra cái chết của người con út
- Khởi tố 20 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức đá gà
- Án mạng ở Hà Nội: Nghi phạm sát hại bạn gái, tấn công làm 7 người bị thương
- Công an khống chế đối tượng nghi ngáo đá, mang hung khí gây náo loạn trên đường
- Bộ truyện 'Bảy viên ngọc rồng siêu cấp' vẫn tiếp tục phát hành
- TP Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng từ đấu giá đất