Thi tốt nghiệp với 2 môn bắt buộc: Học sinh có quay lưng với ngoại ngữ?
Quanh đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn của Bộ GD&ĐT, có một số ý kiến băn khoăn rằng: Liệu việc không bắt buộc thi môn ngoại ngữ có khiến học sinh quay lưng với môn học này?
17/11/2023 06:24

Phổ điểm tiếng Anh luôn gây chú ý
Nhiều năm trở lại đây, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là 3 môn thi bắt buộc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hàng năm, tỷ lệ thí sinh chọn môn Tiếng Anh thường áp đảo so với số thí sinh chọn các môn ngoại ngữ còn lại (tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn).
Phổ điểm tiếng Anh tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn gây chú ý
Tuy vậy, khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi, điểm tiếng Anh luôn gây chú ý theo chiều hướng “đáng lo ngại” hoặc “ít khởi sắc”.
Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết: Năm 2021, cả nước có 866.993 thí sinh tham gia thi bài thi tiếng Anh. Điểm trung bình của môn thi này là 5,84 điểm. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4 điểm. Có 144 thí sinh bị điểm liệt (từ 1 trở xuống). Ngoài ra có 349.175 thí sinh có điểm dưới 5.
Năm 2022, cả nước có 866.196 thí sinh tham gia thi bài thi Tiếng Anh, trong đó điểm trung bình là 5.15 điểm, điểm trung vị là 4.8 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3.8 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 423 (chiếm tỷ lệ 0.05%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 446,648 (chiếm tỷ lệ 51.56%).
Năm 2023, cả nước có 876,102 thí sinh tham gia thi bài thi Tiếng Anh, trong đó điểm trung bình là 5.45 điểm, điểm trung vị là 5.2 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.2 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 192 (chiếm tỷ lệ 0.022%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 392,784 (chiếm tỷ lệ 44.83%).
Một số giáo viên cấp THPT tại khu vực ngoại thành cho biết: Nếu không bắt buộc thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ, kiểu gì học sinh, nhất là học sinh vùng nông thôn sẽ lười và ngại học môn này bởi đây vốn là môn học không dễ dàng tiếp nhận hoặc ghi nhớ.
Điểm ngoại ngữ của học sinh nông thôn luôn ở mức thấp so với học sinh TP. Nếu ngoại ngữ là môn bắt buộc như những năm trước thì giáo viên còn có lí do yêu cầu học sinh tập trung học để đi thi đạt điểm tốt. Ngược lại, nếu ngoại ngữ là môn lựa chọn, số học sinh chọn ngoại ngữ chắc chắn sẽ giảm nhiều.
“Tiếng Anh là môn em sợ nhất. Trong đại gia đình em, từng có một anh bị điểm liệt môn này tại kỳ thi tốt nghiệp nên em càng lo. Theo kế hoạch, học xong cấp 3 em sẽ đi học nghề. Nếu số môn thi bắt buộc là 2 môn và ngoại ngữ là môn lựa chọn thì em rất mừng. Em tin rằng, nhiều bạn cũng có cùng tâm trạng như em”, em Phan Văn Hoàng, học sinh Trường THPT Chương Mỹ B cho biết.
Không phải thi là kết quả ngoại ngữ sẽ tốt lên!
“Nếu môn Ngoại ngữ không thi bắt buộc liệu có dẫn tới việc học sinh không học, gây khó khăn trong hội nhập quốc tế hay không?'. GS.TS Thái Văn Thành (Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An) trả lời câu hỏi này bằng việc nêu ví dụ từ tỉnh Nghệ An.
Theo đó, cách đây khoảng 5 năm, chất lượng dạy và học tiếng Anh của tỉnh Nghệ An ở mức thấp. Sau khi tỉnh có những cơ chế tác động tới người dạy, người học, quan tâm tới môi trường học tập, chất lượng dạy và học tiếng Anh nơi đây đã từng bước nâng lên.
“Muốn dạy và học tiếng Anh tốt cần có cơ chế tác động tới giáo viên, học sinh, đồng thời có môi trường học tập thuận lợi chứ không phải thi là kết quả ngoại ngữ sẽ tốt lên”, ông Thành bày tỏ.
Đồng quan điểm trên, Hiệu trưởng Trường THPT Minh Hà Nguyễn Hữu Khương chia sẻ: “Không phải khi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, học sinh mới học ngoại ngữ và ngược lại, nếu không thi, học sinh sẽ lười biếng, mất gốc. Thực tế, không ít học sinh ngoại ngữ chính là tiếng Anh nhưng lại giỏi ngoại ngữ khác. Việc học môn nào đó, không hẳn là để thi mà liên quan đến định hướng nghề nghiệp và con đường học tập sau này của các em. Nếu học chỉ để đi thi thì thái độ học của học sinh sẽ mang tính chống đối, không mang tính thực chất, lâu dài”.
“Thí sinh thi ngoại ngữ nhưng nếu chỉ đạt 3 – 5 điểm, lên đại học không chú tâm học, ra trường lại không dùng thì cũng quên hết và không khác nào không học, không thi ngoại ngữ. Học ngoại ngữ là không khiên cưỡng, nếu có ý thức học để trang bị kiến thức và kỹ năng thì các em sẽ học tốt, học chăm từ lớp 1 đến lớp 12. Khi đó kiến thức của các em là thực chất, mang đúng nghĩa học để sử dụng và phát triển. Còn học chống đối hoặc chỉ để đỗ tốt nghiệp THPT thì chỉ nên đưa ra 2 môn thi bắt buộc', anh Lê Hải Thọ, phụ huynh học sinh phân tích
“Việc không có môn ngoại ngữ sẽ không ảnh hưởng tới việc khuyến khích học sinh học tích cực ngoại ngữ để hội nhập quốc tế”, đây là khẳng định của Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (bộ GD&ĐT) Đặng Tự Ân cùng nhóm chuyên gia giáo dục.
Ông Ân dẫn chứng: Thực tế những năm gần đây, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ được chia thành 2 nhóm: Một là những học sinh lo lắng, tập trung học ngoại ngữ để chuẩn bị cho du học hoặc theo nghề có liên quan trực tiếp phải dùng ngoại ngữ. Hai là những học sinh có khó khăn hoặc chỉ mong muốn làm nghề ít liên quan tới sử dụng ngoại ngữ. Học giỏi môn học ngoại ngữ là do chủ quan học sinh và gia đình mà không phải do môn thi tốt nghiệp định hướng và quyết định.
Theo định hướng của Chính phủ, kỳ thi tốt nghiệp THPT cần tổ chức gọn nhẹ, không tốn kém tiền của Nhà nước, phụ huynh và xã hội, đồng thời không gây áp lực học và thi cho học sinh. Hiện đông đảo giáo viên, học sinh, phụ huynh cả nước mong phương án thi tốt nghiệp với 2 môn lựa chọn và 2 môn bắt buộc sớm được phê duyệt để sớm công bố để tạo tâm lý yên tâm cho công tác dạy và học của các nhà trường.
Link báo gốc:
Copy link
https://kinhtedothi.vn/thi-tot-nghiep-voi-2-mon-bat-buoc-hoc-sinh-co-quay-lung-voi-ngoai-ngu.html
-
1Uống trà sữa do người lạ đưa, nhiều học sinh nhập viện
-
2Sống chung với AI
-
3Hôm nay (18/4), hạn cuối nộp phiếu dự tuyển lớp 10
-
4'Tiếp sức đến trường' 2025 trao 1.200 suất học bổng cho học sinh khuyết tật
-
5Đưa nhạc kịch tới với học đường
-
6Trường ĐH Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới giảng dạy, học tập
-
7Giải thưởng Văn học trẻ ĐHQG TP HCM chỉ có 1 giải nhất
-
8Lắng nghe 'tiếng mẹ đẻ'
-
9Phương án tuyển sinh vào lớp 10 của 84 trường công tự chủ tài chính và tư thục tại Hà Nội
-
10Công bố kết luận thanh tra về tài chính tại 2 trường THPT ở TP HCM
-
11Cúp Bóng rổ Kun Siêu Phàm – Thêm một sân chơi vui khỏe của thương hiệu Kun
-
12Từ hôm nay 21-4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- 99,211% cử tri Hải Dương đồng ý hợp nhất với Hải Phòng
- Ngã ngửa trước loạt ảnh khiến bạn không tin vào mắt mình
- Bình Định đấu giá 25 mỏ khoáng sản, khởi điểm hơn 36 tỷ đồng
- Cảnh sát hình sự 'bắt tại trận' ổ nhóm đang thu tiền bảo kê bãi biển
- Bắt ổ nhóm thu tiền bảo kê tại biển Hải Tiến
- Nữ streamer huyền thoại một thời tái xuất khiến game thủ... dậy sóng
- Loài cá xưa cho lợn ăn nay 250.000 đồng/kg 'tranh nhau mua'
- Tháo dỡ, chuyển đồ đạc khỏi tòa nhà 'hàm cá mập' để chuẩn bị phá dỡ
- Danh tính cô nàng mũm mĩm viral khi nhảy trước quảng trường Ba Đình
- Bắt đối tượng trộm cắp trốn truy nã từ miền Nam ra Hà Nội
- Nga nói Tổng thống Trump hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ xung đột Ukraine
- Người đàn ông bịt mặt, cầm dao cướp ngân hàng ở Hà Nội
- Nữ quân nhân có nụ cười tỏa nắng khiến người đối diện 'rụng tim'
- Hà Tĩnh tìm chủ cho 22 lô đất, khởi điểm 1,9 tỷ/lô
- Gợi ý 9 món ăn giải nhiệt nắng nóng Hà Nội
- Lần đầu tiên 'tóm gọn' quái mực khổng lồ còn sống dưới đáy biển
- Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong, bên cạnh có vỉ thuốc kích dục
- Người đàn ông bịt mặt cầm dao bầu đe dọa, cướp ngân hàng
- Lịch thi vào lớp 10 trường THPT chuyên tại Hà Nội 2025
- CLIP: Quân đội Lào và Campuchia tập luyện diễu binh lễ 30-4 tại Bình Dương
- Hà Tĩnh báo cáo gì Bộ Công an các dự án điện mặt trời?
- Nam sinh tông nữ công nhân môi trường tử vong sau khi uống rượu
- Trang phục Việt Nam truyền thống với giới trẻ, không phải là cơn sốt nhất thời
- Ngắm những ngôi trường rợp bóng cờ tại TP HCM
- Nam thanh niên tông nữ công nhân môi trường tử vong khai gì?
- Nhảy xuống hố sâu cứu em, hai anh em ruột đuối nước thương tâm
- Lấy cắp xe máy rồi tẩu thoát, nam công nhân sa lưới sau nhiều năm trốn truy nã
- Đâm chết người vì bị ép uống bia
- Người đàn ông ở Quảng Bình tử vong khi vào rừng soi ếch
- Nhiều tuyến đường ở TP HCM bị cấm dịp lễ 50 năm Giải phóng miền Nam
- Trường học kiểm tra học kỳ II thế nào sau chỉ đạo 'nóng' của Sở GD-ĐT TP HCM?
- Truy nã Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xương Minh
- Khởi tố Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng Hòa Bình
- Đâm anh trai tử vong vì bị mẹ mắng
- BTV Quang Minh, Vân Hugo dự kiến bị xử phạt hơn 100 triệu đồng
- Thái Bình: Nam tài xế sử dụng giấy tờ giả, tàng trữ đạn, ma túy
- Một giám đốc công ty quê Cần Thơ bị Công an Bạc Liêu khởi tố
- Cháy trong phòng ngủ tầng 22 chung cư 29 tầng ở Hà Nội
- Truyền thông Indonesia nhận định 3 sao trẻ U23 sáng cửa thi đấu ở trời Âu
- Bắt tài xế tàng trữ ma tuý, đạn, pháo
- Mời người đăng tin 'anh em 2 tỉnh không bao giờ ngồi chung mâm' lên làm việc
- Jungkook (BTS) - Nghệ sĩ châu Á trụ hạng lâu nhất trên BXH Billboard
- Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88
- Skoda Elroq - SUV điện nhanh nhất sẽ thay thế Karoq tại Việt Nam
- Cảnh giác cao độ trước thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng
- Bắt nhanh đối tượng lừa chiếm đoạt xe máy của người đàn ông chạy xe ôm
- Phương án tên xã, phường mới ở Quảng Nam: Gò Nổi, Chu Lai, Chiên Đàn, Mỹ Sơn…
- Một người dân tử vong khi ngủ qua đêm trong rừng ở Quảng Bình
- Đặc sản nổi tiếng ở Thanh Hóa xưa cho lợn gà ăn, nay dân thành phố 'săn lùng' khắp nơi, phơi khô bán 600.000 đồng/kg
- Cấm chỉ đạo đối với HLV Vũ Tiến Thành và Trưởng đoàn CLB HAGL