Thuốc trường sinh bất tử (còn được gọi là thuốc trường sinh) là một chất thần thoại được cho là sẽ ban cho những người sử dụng cuộc sống vĩnh cửu.
Các nền văn minh khác nhau trong suốt lịch sử loài người có phiên bản riêng của thần dược trường sinh bất tử này. Tuy nhiên, phần lớn chúng chỉ giới hạn trong lĩnh vực thần thoại và truyền thuyết.
Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều hoàng đế, quý tộc và quan chức được ghi nhận đã uống thuốc trường sinh bất tử với hy vọng được sống mãi mãi.
Tuy nhiên, trên thực tế, thuốc tiên đã 'rút ngắn' mạng sống, thậm chí gây ra cái chết cho họ, vì thành phần của nó thường bao gồm các chất có độc tính cao. Những rủi ro chết người này không ngăn cản các tầng lớp Trung Quốc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử.
Tìm thấy tiên dược nghìn năm?
Năm 2019, các nhà khảo cổ học cho biết, một chất lỏng màu vàng được khai quật trong một ngôi mộ cổ Trung Quốc được cho là 'thần dược trường sinh bất tử'. Ngôi mộ thuộc về một gia đình quý tộc sống ở tỉnh Hà Nam trong triều đại nhà Hán (năm 206 TCN - năm 220).
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết, các nhà khảo cổ lần đầu cho biết bình thuốc 2.000 năm tuổi này là rượu gạo khi họ tìm thấy nó trong một chiếc bình tại một khu mộ ở Lạc Dương vào tháng 10.
Nhưng các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó thực sự được làm từ Kali nitrat (KNO3, thành phần thuốc súng) và Alunite - các thành phần được cho là tạo ra tiên dược được cho là mang lại cuộc sống vĩnh cửu vào khoảng năm 202 TCN.
Các hoàng đế và quý tộc Trung Quốc đã dành hàng nghìn năm để tìm kiếm công thức cho một loại thuốc trường sinh bất tử, nhưng các loại thuốc này có độc tính cực cao và là nguyên nhân gây ra nhiều cái chết đau đớn.
Nhiều người đã thiệt mạng trong quá trình tìm kiếm khi họ tẩm các chất pha chế với các kim loại và khoáng chất độc hại như thủy ngân, chì và asen. Tuy nhiên, không rõ liệu gia đình Hà Nam cổ đại có từng uống thứ nước dùng có khả năng thần kỳ của họ hay không.
'Đây là lần đầu tiên 'thuốc trường sinh bất tử' trong thần thoại được tìm thấy ở Trung Quốc', Shi Jiazhen, người đứng đầu Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ Trung Quốc ở thành phố Lạc Dương, Hà Nam, cho biết.
Các nhà giả kim thuật Trung Quốc đã tạo ra tiên khí trường sinh bất tử cho đến thế kỷ 18 (Ảnh: The Sun)
Một số lượng lớn bình đất sét sơn màu, đồ trang sức và đồ tạo tác bằng đồng cũng được khai quật từ lăng mộ, cũng như hài cốt của những người cư ngụ. Ngôi mộ cung cấp tư liệu quý giá để nghiên cứu về cuộc sống của các quý tộc Tây Hán cũng như các nghi lễ và phong tục tang lễ của thời kỳ đó.
Phát hiện có thể làm sáng tỏ các phương pháp giả kim cổ đại của Trung Quốc, vốn vẫn còn bị che đậy trong bí ẩn cho đến ngày nay.
Các nhà giả kim Trung Quốc bắt đầu chế tạo thuốc trường sinh bất tử từ 3.000 năm trước. Bất chấp những hiểu biết thông thường rằng thuốc trường sinh bất tử có thể gây chết người, họ vẫn tiếp tục chế tạo chúng cho đến thế kỷ 18.
Chúng đặc biệt phổ biến vào thời nhà Hán, khi Hoàng đế chiêu mộ nhiều nhà giả kim thuật từ khắp nơi để giúp chế ra loại thuốc trường sinh trong truyền thuyết này.
Cơ sở của thần dược trường sinh bất tử của Trung Quốc được tìm thấy trong thuật giả kim của Đạo giáo, điều này bắt nguồn từ các học thuyết của Đạo giáo. Theo đó, có hai nhánh của thuật giả kim của Đạo giáo là Neidan và Waidan.
Tinh thể chu sa (màu đỏ) từ mỏ Wanshan, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một ví dụ về vật liệu có lịch sử gắn liền với thuật giả kim của Trung Quốc và thần dược của sự sống. (Ảnh: Géry Parent)
Thủy ngân trong khoáng chất được cho là Âm thật, và được chiết xuất trước khi được thêm vào lưu huỳnh (một chất Dương). Quá trình này thường được lặp đi lặp lại đến chín lần, và sản phẩm cuối cùng chứa đựng những phẩm chất của Thuần Dương.
Tuy nhiên, thủy ngân và chì đều là những chất có độc tính cao và việc tiếp xúc với chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của một người.
Các triệu chứng của ngộ độc thủy ngân ở người lớn bao gồm khó nghe và nói, thiếu phối hợp, yếu cơ và thay đổi thị lực, trong khi nhiễm độc chì có thể gây khó khăn trong trí nhớ hoặc khả năng tập trung, rối loạn tâm trạng, đau đầu, đau khớp và cơ. Hàm lượng thủy ngân hoặc chì cao cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho thận và hệ thần kinh, và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Một trong những trường hợp chết nổi tiếng nhất do ngộ độc 'thuốc tiên' là của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nỗi ám ảnh của Tần Thủy Hoàng về sự bất tử. Một trong những cách mà Tần Thủy Hoàng hy vọng đạt được sự trường sinh bất tử là thông qua việc tiêu thụ thần dược trường sinh bất lão, thực chất là những viên thuốc thủy ngân. Sau đó, cái chết của ông được ghi nhận là đã chết vì nhiễm độc thủy ngân.
Bài viết dử dụng các nguồn: NYPost, The Sun, Tân Hoa Xã, Ancient Origins