Biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa: Vẫn nhiều lấn cấn
Những vấn đề của ngành giáo dục, trong đó có việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa tiếp tục là chủ đề được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm. Tại phiên thảo luận vừa diễn ra, nhiều đại biểu quốc hội đã nêu quan điểm mạnh mẽ về vấn đề này.
04/11/2023 07:21

Chưa thực sự cấp thiết?
Ngành GD&ĐT đang đối mặt với rất nhiều vấn đề nóng cần sớm đưa ra giải pháp để tập trung giải quyết. Giữa những vấn đề đó, việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa (SGK) thời điểm này chưa thực sự cấp thiết. Đây là ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về vấn đề biên soạn thêm một bộ SGK của Nhà nước.
Nhiều đại biểu cho rằng việc biên soạn thêm một bộ SGK của Nhà nước thời điểm này chưa thực sự cấp thiết
“Có nên làm một việc mà xã hội đã làm? Việc thay đổi một chính sách lớn giữa chừng cần có thời gian để nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động cẩn thận” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy trao đổi.
“Tôi cho rằng thay vì Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK thì tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, SGK dạy tiếng dân tộc thiểu số cấp thiết hơn”, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy bày tỏ.
Đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho rằng, thời điểm hiện tại, việc biên soạn bộ SGK mới là không thực sự cấp thiết. Trên cơ sở các bộ SGK hiện tại, nên lựa chọn bộ SGK phù hợp với năng lực giảng dạy của giáo viên, đồng thời phù hợp với năng lực học tập của học sinh từng trường, từng địa phương.
Cũng theo đại biểu tỉnh Lạng Sơn, cần giao cho chính những chủ thể này quyền được lựa chọn bộ SGK phù hợp với môn học và tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục. Các cơ quan quản lý chỉ kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc lựa chọn SGK, không nên can thiệp vào chuyên môn của giáo viên trong việc lựa chọn SGK.
'Việc Bộ GD&ĐT tổ chức chủ trì biên soạn một bộ SGK chỉ nên được thực hiện sau khi tổng kết, đánh giá cụ thể, khách quan và khoa học. Quan trọng nhất hiện nay là phải giữ được sự tin tưởng, đồng lòng của đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và cả xã hội để đảm bảo chất lượng giáo dục, từ đó giảm thiểu sự bất an, gia đình, nhà trường, xã hội cũng giảm được sự lãng phí nguồn lực xã hội', Đại biểu Lưu Bá Mạc nêu quan điểm.
Đồng tình ý kiến trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay: Từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ sách trước năm học mới.
“Vấn đề được giao, chúng tôi sẽ nghiên cứu, cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có những đánh giá sâu, đề đạt phương án với Quốc hội”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Nhiều lo ngại
Nêu những mặt trái do cơ chế xã hội hóa SGK mang lại, đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) nói, chúng ta đẩy toàn bộ biên soạn SGK ra xã hội hóa, dẫn tới SGK thả nổi, giá tăng, không kiểm soát được.
“Không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa SGK. Thực tế, lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, riêng SGK càng xã hội hóa lại càng tăng, đây là nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng SGK tiếp tục không tăng”, ông Sáu cho biết.
'Việc duy trì nhiều bộ SGK và để người học lựa chọn là quyết định rất tiên tiến trong đổi mới tư duy giáo dục đào tạo'
Bàn về vấn đề trên, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội bày tỏ, việc duy trì nhiều bộ SGK và để người học lựa chọn là quyết định rất tiên tiến trong đổi mới tư duy giáo dục đào tạo. Mặc dù vậy, việc Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách riêng phải cân nhắc kỹ.
Cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT lại xây dựng một bộ sách thì người ta sẽ ngầm hiểu rằng bộ sách đó là bộ sách được chỉ định. Khi đã được chỉ định như thế thì yếu tố tự do về tư tưởng, lựa chọn, tôn trọng sở thích, mong muốn và cách tiếp cận của mỗi một người học gần như không còn nữa. Lúc đó, nguy cơ lớn trở thành độc quyền SGK.
Theo ông, các bộ SGK hiện tại có thể còn những yếu tố chưa được hoàn hảo, nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng; quan trọng hơn hết phải tìm ra xem quá trình thực hiện chương trình SGK này đang hổng ở chỗ nào.
Với Đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Phó trưởng Đoàn chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế thì việc Bộ GD&ĐT đứng ra biên soạn thêm một bộ SGK mới sẽ gây tốn kém về kinh phí, thời gian, đầu tư chất xám.
“Hãy hội tụ chất xám từ những bộ sách đã và đang có để tích hợp đồng bộ, thể hiện trách nhiệm, chuyên nghiệp trong hình thành sản phẩm bộ SGK tốt nhất cho học sinh”- bà Sửu nêu giải pháp.
Không tán thành việc giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK, Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) cho rằng việc này không phù hợp với Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục năm 2019; đồng thời không phù hợp chủ trương xã hội hóa.
Theo ông Thanh, nếu biên soạn thêm một bộ SGK dễ dẫn đến triệt tiêu xã hội hóa, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hóa và đi ngược lại xu hướng quốc tế.
Việc biên soạn thêm bộ SGK hay dùng nhiều bộ sách không chỉ tính chuyện lãng phí hay không, mà quan trọng nhất chúng ta đang hướng tới mục tiêu gì. Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới tiên tiến, thể hiện nhận thức tiến bộ trong việc tạo ra môi trường giáo dục khai phóng, tự do cho người học. Người học có quyền lựa chọn các cách thức tiếp cận kiến thức, không “học vẹt”, dập khuôn. Vì vậy, cần phải có nhiều bộ sách chứ không chỉ một bộ sách duy nhất- Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Hoàng Văn Cường.
Link báo gốc:
Copy link
https://kinhtedothi.vn/bien-soan-them-mot-bo-sach-giao-khoa-van-nhieu-lan-can.html
-
1Từ hôm nay 21-4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
-
2Uống trà sữa do người lạ đưa, nhiều học sinh nhập viện
-
3Sống chung với AI
-
4Công bố kết luận thanh tra về tài chính tại 2 trường THPT ở TP HCM
-
5Trường ĐH Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới giảng dạy, học tập
-
6Ngắm những ngôi trường rợp bóng cờ tại TP HCM
-
7Lắng nghe 'tiếng mẹ đẻ'
-
8Lịch thi vào lớp 10 trường THPT chuyên tại Hà Nội 2025
-
9Cúp Bóng rổ Kun Siêu Phàm – Thêm một sân chơi vui khỏe của thương hiệu Kun
-
10Trường học kiểm tra học kỳ II thế nào sau chỉ đạo 'nóng' của Sở GD-ĐT TP HCM?
-
11Trường chuyên ở TP Hồ Chí Minh thêm 'hot' nhờ... tuyến Metro số 1
-
12Hơn 280.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 trong ngày đầu tiên
-
13Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT: Đề thi đổi mới, đòi hỏi phải tự học và tự đọc
-
14Đắm mình trong dòng sông tuổi thơ qua tác phẩm 'Chuyện ngày bé'
- Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, thanh niên lĩnh án
- Bị cáo nêu lý do 'ký nhanh' để cấp giấy phép điện lực
- Bắt quả tang 3 thanh niên sử dụng súng săn trái phép
- Giới trẻ đổ về sân Mỹ Đình chờ đón 'Hẹn ước Bắc Nam'
- Khánh Hòa - Ninh Thuận sáp nhập: Dự kiến hỗ trợ nơi ở cho cán bộ
- Bất ngờ loài hoa đắt như 'vàng ròng', trồng tại Việt Nam
- Công an TP HCM bắt thanh niên quan hệ với bé trai 14 tuổi
- Sâu trong hẻm, nhà Hà Nội vẫn ngập nắng ngập gió bất ngờ
- Lưu hình ảnh này trên điện thoại, coi chừng 'bay màu' tài khoản
- Hội Điện ảnh Việt Nam đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ MC Quyền Linh
- Công an xác minh người phụ nữ rạch panô mừng ngày thống nhất đất nước
- Cận cảnh loài bò sát có hình thù gớm ghiếc nhất thế giới
- Đêm nay mưa sao băng Lyrids đạt đỉnh, người Việt quan sát sao?
- Phát hiện vi nhựa trong dịch nang buồng trứng gây chấn động
- Hé lộ những khung hình xúc động của 'Mưa đỏ'
- Bà Rịa–Vũng Tàu chuẩn bị tổ chức đấu giá hàng trăm lô đất
- Việt Nam đăng cai 3 giải đấu nữ của AFC, AFF
- Vụ tông chết cô gái dừng đèn đỏ: Các bị cáo lãnh án nghiêm khắc
- Hai người tử vong bên ô tô bị đốt cháy: Hé lộ kết quả điều tra ban đầu
- Phá đường dây đánh bạc và 'rửa tiền' hàng trăm tỷ đồng
- Đua xe gây tai nạn khiến cô gái trẻ tử vong, nữ 'quái xế' 20 tuổi lĩnh án
- Đường dây bán dâm dưới vỏ bọc shop quần áo
- Thực nghiệm hiện trường vụ cháu trai đánh bà nội để cướp vàng
- Say lòng trước vẻ đẹp hoang sơ làng chài Nhơn Hải
- Chiếm đoạt tiền của khách hàng để tiêu xài
- Tài xế kể nguyên nhân khiến xe chở 20 học sinh bị lật
- Màn trình diễn tuần 2 của Jennie (BLACKPINK) tại Coachella được khen ngợi
- Bị cáo xâm hại bé gái lĩnh 15 năm tù
- Truy nã đối tượng lừa chạy vào trường ngành Công an
- Hải đội 212 tôn vinh văn hóa đọc
- Vi phạm quảng cáo, Công ty Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu
- Cháy nhà ở quận 4, TP HCM
- Chuyên gia chỉ bằng chứng Âu Lạc chưa từng bị Triệu Đà đô hộ
- Đâm bạn nhiều nhát vì 'dám' gọi tên ba mình khi nói chuyện
- Thực hư chuyện cụ ông từ Nghệ An đi xe máy vào TP HCM xem diễu hành bị tai nạn ở Phú Yên
- Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc 'rửa tiền' xuyên quốc gia
- VIDEO: Sẵn sàng cho buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành tối nay
- Mở shop quần áo làm vỏ bọc môi giới mại dâm
- Đối tượng trốn truy nã luôn mang súng, lựu đạn bên người
- Điều nhỏ bé kỳ diệu: Đọc để hiểu, không chỉ để lướt
- Mạo danh luật sư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Cháy nhà sát trường tiểu học ở Hà Nội, sơ tán nhiều học sinh
- Alex Eala có thể tái đấu Iga Swiatek ở Madrid Open
- Đề nghị truy tố 73 người trong đường dây ma túy xuyên quốc gia
- TPHCM: Bắt thanh niên quan hệ đồng tính với bé trai 14 tuổi rồi trốn truy nã
- Giả hồ sơ mô tô hạng sang, 3 cựu CSGT Nha Trang bị truy tố
- Công an Hà Nội nêu đặc điểm nhận dạng kẻ cướp ngân hàng
- Đạo diễn Martin Scorsese: Sự ra đi của Giáo hoàng Francis là một mất mát 'to lớn' cho thế giới
- Lâm Đồng đấu giá thành công 20 lô đất, thu gần 52 tỷ
- Chế Thanh tiết lộ vợ chồng xem nhau như 'khách quý'