Do bố mẹ luôn bận rộn nên sau khi sinh cậu con trai Weiwei thì đều gửi cho ông bà hai bên chăm sóc. Cả ông bà nội ngoại đều là giáo viên đã về hưu nên cặp vợ chồng hết sức yên tâm. Tuy nhiên, khi đứa trẻ lớn lên, người mẹ phát hiện bố mẹ chồng không cho con mình giáo dục sớm phù hợp, thậm chí bố chồng còn cho cháu đọc sách "Ba mươi sáu chiến lược".
Người mẹ cho rằng con còn nhỏ như vậy thì hiểu gì mà đọc mấy cái loại sách này. Tuy nhiên ông nội của đứa trẻ thì cho rằng tuy nó là một cuốn sách cổ nhưng nội dung thì vẫn có thể áp dụng được ở thời này. Nó nói về cách sống và cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống, rất phù hợp cho trẻ em đọc.
Ngay từ nhỏ cậu bé đã được ông nội cho đọc cuốn sách cổ nổi tiếng về các chiến lược giải quyết vấn đề.
Nghe bố chồng nói vậy, người mẹ không thể phản bác lại được nên đành mặc kệ. Không ngờ vài năm sau, những thay đổi ở con khiến cặp vợ chồng rất “đau đầu”. Nhưng những người xung quanh thì rất ghen tị, thậm chí có cô giáo còn thẳng thừng nói rằng “con đã tìm được bảo bối”.
Bởi vì câu bé rất thông minh, luôn tìm ra cách giải quyết vấn đề. Một lần trên đường đi học về cậu bé bị chặn lại bắt nạt, một vài đứa trẻ lớn hơn đòi cậu bé phải đưa tiền, nếu không có nhất định sẽ bị đánh. Trước tình thế bị lép vế, Weiwei bình thản nói: 'Bố mẹ em không cho tiền tiêu vặt, nhưng em biết tiền của họ ở đâu, hôm sau quay lại em sẽ đưa cho anh'.
Sau khi trở về nhà, Weiwei kể cho cha mẹ nghe những gì đã xảy ra và đề nghị cha hợp tác với hành động của mình. Sau khi người cha nghe xong kế hoạch của con trai đã lập tức đồng ý.
Khi tan học vào ngày hôm sau, Weiwei đã bị lũ trẻ chặn lại. Nhưng ngay lúc đó giáo viên và bố mẹ của những đứa trẻ này đã xuất hiện. Thì ra kế hoạch của cậu nhóc là báo cho giáo viên và phụ huynh của chúng. Thậm chí phải để họ bắt tận tay hành vi sai trái của con mình. Từ đó, Weiwei trở nên "nổi tiếng" và không ai dám bắt nạt cậu bé trong trường nữa.
Chính sự thông minh đã giúp cậu bé thoát khỏi việc bị bắt nạt.
Bố Weiwei rất tự hào về sự thông minh và lanh lợi của con trai nhưng cậu bé lại thản nhiên nói: 'Mấy đứa bạn cùng trường đó quá ngu ngốc, nên con đã dùng đến chiến lược tốt nhất trong ‘Ba mươi sáu chiến lược’, và họ không thể xử lý được’.
Weiwei, người khá quen thuộc với "Ba mươi sáu chiến lược", thường áp dụng những chiến lược khôn ngoan trong đó vào học tập và cuộc sống. Theo lời thầy giáo, ở lớp Weiwei có học lực rất tốt và thường xuyên có nhiều ý tưởng hay. Các kỹ năng và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của cậu bé đều rất tốt, các thầy cô trong trường đều rất quý cậu.
Tuy nhiên, trong mắt của người mẹ thì việc kỷ luật con trai thôi cũng là một điều đau đầu. Có lần cậu bé được mẹ yêu cầu làm bài tập ở nhà nhưng không ngờ cậu lại dùng chiêu ‘thoát thân’ khiến bà mẹ vô cùng tức giận. Cụ thể, cậu bé treo bộ đồ ngủ bằng vải bông lên ghế và đặt ghế đến trước cửa sổ, cải trang thành một người đang đọc sách. Kết quả là sau khi bị phát hiện cậu bé đã bị đánh đòn.
Chiêu trò qua mặt bố mẹ của cậu bé cũng học từ đây mà ra.
Weiwei cũng hiểu rất rõ về bản thân mình. Cậu bé cho biết, mình thông minh và có nhiều ý tưởng hay đều là do cuốn sách "Ba mươi sáu chiến lược" mang lại. Người cha vô cùng tò mò không hiểu cuốn sách này ‘thần thánh’ như thế nào mà có thể khiến con trai mình đam mê như vậy.
Người cha quyết định đến gặp ông nội của cậu bé và hỏi lý do 'Tại sao ông lại muốn xem Ba mươi sáu chiến lược với cháu trai của mình?' Người ông có thâm niên gần 40 năm dạy học cho biết: 'Đồng hành cùng cháu đọc sách là một việc làm thú vị, nhất là với quyển sách kinh điển này. Chỉ cần một quyển kinh điển còn hơn đọc hàng vạn cuốn sách linh tinh. Mặc dù bây giờ không có chiến tranh, nhưng sự khôn ngoan, chiến lược và vấn đề phát triển trong sách thật tuyệt vời. Đó là những ý tưởng mà mọi đứa trẻ nên học hỏi’.
Tuy rằng rất thông minh nhưng cậu bé cần biết nên áp dụng các cách giải quyết vấn đề này vào từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, nếu cậu bé chỉ áp dụng các chiến lược này vào việc học hay giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống thì không sao, nhưng dùng nó để nói dối tránh các hình phạt khi phạm lỗi thì không nên chút nào. Chính vì thế cha mẹ cần có thêm thời gian định hướng cho con để cậu bé hiểu rõ hơn về cách áp dụng các kỹ năng, lý thuyết trên sách vở vào thực tế.