Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc cô giáo mầm non hành hạ trẻ khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Nhiều người lo lắng không biết con mình đi học có được ăn đủ no, ngủ đúng giờ hay không.
Vì vậy, giáo viên mầm non thường được yêu cầu chụp ảnh và quay video cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường mẫu giáo. Các cô giáo cũng thường làm như vậy để cha mẹ có thể biết được tình hình hiện tại của con mình bất cứ lúc nào, nhưng đôi khi điều này có thể dẫn đến nhiều mâu thuẫn khác nhau.
Mới đây, một cô giáo đã gửi ảnh các bé đang ngủ trưa trong nhóm chat và nhắn: 'Các cháu ngủ ngon thật!' Không ngờ, một phụ huynh tinh mắt đã tìm ra điểm bất thường và nói trong nhóm: 'Cô giáo này quá vô trách nhiệm. Nhiều đứa trẻ ngủ trưa mà không cần đắp chăn. Nếu chúng bị cảm lạnh thì sao?'
Một học sinh không đắp chăn khi ngủ trưa đã khiến các phụ huynh bức xúc vì cô giáo không thật sự quan tâm đến trẻ.
Nếu quan sát kỹ bức ảnh thì đúng là như vậy, những đứa trẻ trong ảnh đều đang say giấc nồng nhưng một vài em đã đạp tung chăn bông, để hở nửa người. Lúc này, nhóm phụ huynh bùng nổ, phụ huynh này lần lượt tố cáo cô giáo mầm non rằng: 'Cô chỉ biết đăng ảnh lên cho có chứ không tận tình chăm sóc các con chu đáo, học phí đã nộp hết rồi mà', 'Một giáo viên thiếu trách nhiệm phải bị trừng phạt'.
Sau đó, một số phụ huynh đã đăng bức ảnh này lên mạng cũng làm dấy lên những bàn luận sôi nổi của cư dân mạng. Cô giáo giải thích cho bà mẹ rằng đứa trẻ có thể vừa đạp tung chăn bông. Các giáo viên sẽ kiểm tra tình hình ngủ của trẻ liên tục, không phải họ không quan tâm đến đứa trẻ.
Nếu trẻ bị lạnh khi ngủ thì sẽ rất dễ bị ốm. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, lời giải thích không được bà mẹ chấp nhận. Ngay ngày hôm sau, người mẹ đã đến gặp hiệu trưởng để phản ánh. Đích thân hiệu trưởng phải xin lỗi người mẹ và hứa rằng sẽ không xảy ra sự việc tương tự thì sự việc mới lắng xuống.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng đưa ra ý kiến bênh vực cô giáo, không thể chỉ vì một bức ảnh mà quy chụp giáo viên vô trách nhiệm. Bằng chứng là các em vẫn đang ngủ rất ngoan, không hề có học sinh quấy khóc.
Hơn nữa, hiện nay, các trường mẫu giáo đang thiếu rất nhiều giáo viên. Mỗi một lớp chỉ có 1-2 cô giáo mà phải quản lý 40-50 cháu. Hơn nữa trẻ nhỏ thường rất hiếu động và có phần bướng bỉnh, các cô cũng khó có thể chu toàn hết cho 100% học sinh.
Công việc của các cô giáo mầm non cũng rất vất vả, dù các cháu đang ngủ, đang ăn, đang học thì các cô giáo không được nghỉ nên không thể kết luận cô giáo không có trách nhiệm chỉ dựa vào một bức ảnh.
Một lớp học 40-50 học sinh mà chỉ có 1-2 cô giáo nên thật khó để sát sao toàn bộ các em. (Ảnh minh họa).
Vậy khi trẻ nằm ngủ cần chú ý những điểm nào?
1. Không cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lãng phí là điều đáng xấu hổ, đặc biệt là khi lãng phí thức ăn, và thường yêu cầu con họ ăn hết thức ăn mà họ đã chuẩn bị. Nhưng nếu trẻ nằm và đi ngủ ngay sau khi ăn quá no sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, thậm chí có thể gây trào ngược thức ăn và gây nôn trớ.
2. Giữ tư thế ngủ đúng khi ngủ
Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng với trẻ, phụ huynh cũng như giáo viên mầm non cần chú ý để tránh các tình huống có hại cho sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa).
Chú ý giữ gìn tư thế ngủ tốt cho trẻ, tư thế ngủ không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến thân hình của trẻ, ví dụ trẻ thích nằm nghiêng thì vai cao, vai thấp, ngủ nghiêng đầu sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Khi trẻ thở há miệng khi ngủ cũng có thể thay đổi hình dạng khuôn mặt khiến cằm bị lõm xuống; nằm sấp khi ngủ thường khiến trẻ bị tức ngực, mặt úp vào gối trong thời gian dài cũng sẽ khiến sống mũi của trẻ bị xẹp.
Vì vậy, tư thế ngủ là một thói quen, và người trông trẻ phải hình thành tư thế ngủ đúng ngay từ khi còn nhỏ, nếu không sau này sẽ khó điều chỉnh hơn.
3. Đừng để trẻ bị cảm lạnh
Đôi khi trẻ đạp chăn ra khi ngủ trưa là do nóng, các giáo viên cần chú ý tìm cho bé một chiếc chăn mỏng hơn. (Ảnh minh họa).
Trẻ em rất hiếu động khi ngủ, việc đạp chăn là chuyện bình thường, một số trẻ có sức đề kháng yếu, một khi bị cảm lạnh sẽ rất dễ ốm. Vì vậy, bạn phải luôn chú ý đắp chăn cho trẻ khi ngủ, ngoài ra, chăn không cần quá dày, đôi khi trẻ đạp chăn vì nóng quá do bị nghẹt và thấm mồ hôi.
Vì vậy, nếu thời tiết không đặc biệt lạnh, hoặc trẻ có biểu hiện chăn bông quá dày thì cần kịp thời thay cho trẻ một chiếc chăn bông có độ dày phù hợp.