Phim Hàn ngày càng đi sâu vào bạo lực!
Khán giả yêu phim tại Hàn Quốc ngày càng chứng kiến nhiều máu me, ruột đổ, và phân thân hơn trong các bộ phim có đông người xem. Tờ Korea Herald đã lên tiếng cảnh báo.
23/02/2023 14:47

Xu hướng thu hút khán giả bằng bạo lực trần trụi
The Roundup có nhiều cảnh bạo lực nhưng chỉ dán nhãn cấm trẻ em dưới 15.
Những đoạn phim video phát trực tuyến, những bộ phim truyền hình nhiều tập và phim điện ảnh cả trong nước lẫn ngoài nước đều đang có xu hướng vượt quá tiêu chuẩn về bạo lực trần trụi và phản cảm tại Hàn Quốc trong khi phụ huynh kêu gọi hãy phân loại khắt khe hơn nội dung để con em họ không bị tác động xấu.
Christmas Carol có nhiều cảnh bạo lực nên dán nhãn cấm trẻ em dưới 18 tuổi.
Lấy ví dụ bộ phim hành động tội phạm The Roundup thành công phòng vé lớn nhất năm 2022 tại Hàn Quốc, bán được hơn 10 triệu vé chỉ sau 25 ngày phát hành vào tháng 5. Với sự tham gia của diễn viên Ma Dong Seok, phần tiếp theo của bộ phim The Outlaws (2017) này được xếp hạng 15, có nghĩa là phù hợp với khán giả từ 15 tuổi trở lên (trẻ em dưới 15 tuổi được phép xem tại rạp miễn là có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng). Tuy nhiên, chỉ sau vài phút phim, nhân vật phản diện chính, do Son Suk Ku thủ vai đã cắt tai con tin một cách dã man và đâm chết anh ta! Bộ phim dài 106 phút còn nhiều cảnh bạo lực và máu me khác nữa.
Trong hầu hết các cảnh có mình đóng, Song đều cầm một lưỡi kiếm hình chữ nhật khổng lồ giống như con dao của đầu bếp Trung Quốc để tấn công dã man mọi người. Dù phim có mang nặng tính giải trí thì với cảnh tàn sát người như ngóe trên màn ảnh hoàn toàn không phù hợp với cả người lớn chứ đừng nói đến thanh thiếu niên và trẻ em. Các bộ phim gần đây Christmas Carol và Project Wolf Hunting được xếp hạng 18 (cấm người dưới 18 tuổi) cũng bị khán giả trưởng thành chỉ trích nặng nề vì có quá nhiều cảnh bạo lực (một số khán giả bỏ về giữa chừng ngay ở lần chiếu ra mắt).
Project Wolf Hunting bị chỉ trích vì quá nhiều cảnh máu me bạo lực.
Theo nguyên tắc xếp hạng của Hội đồng xếp hạng Truyền thông HQ (Korea Media Rating Board) về bạo lực, một bộ phim chỉ được xếp hạng 15 (như The Roundup) nếu các cảnh bạo lực 'không liên tục hoặc không chi tiết' (not constant or detailed). Theo tiêu chí của hội đồng, những bộ phim có cảnh 'bạo lực thể xác, tra tấn và giết chóc không chi tiết', 'xâm hại cơ thể, đổ máu không được làm một cách liên tục hoặc trực tiếp' và 'bạo lực tình dục chỉ gián tiếp trong bối cảnh' sẽ được xếp hạng 15! 'Bạo lực trong các sự cố lịch sử, tình huống hài hước hoặc phi thực tế' cũng được xếp hạng này.
Đối với The Roundup, tiểu ban duyệt phim điện ảnh 9 người của Hội đồng xếp hạng giải thích: 'Dù cảnh gián tiếp cắt một cánh tay của xác chết và cảnh giết chóc, gây thương tích bằng vũ khí trong phim là khá bạo lực nhưng lại không đi vào chi tiết; mức độ bạo lực và gây sợ hãi cũng chỉ hơi cao'. Hội đồng giải thích thêm: 'Sở dĩ The Roundup được xếp hạng 15 vì nó đề cập đến các tội ác như bắt cóc, giết người, phi tang xác chết và giết người theo hợp đồng nhưng nguy cơ bị bắt chước lại không cao lắm'!
Được hỏi về sự mơ hồ của từ 'hơi' này, nhà phê bình văn hóa Kim Hern Sik nhận định: 'Bước vào thời đại phát trực tuyến video, các nhà sản xuất và người xem phim Hàn Quốc, đặc biệt là lứa tuổi 20-30, có vẻ khá thờ ơ với mức độ bạo lực. Tuy nhiên, bỏ mặc là sai lầm! Dù thế giới phát video trực tuyến tương đối ít được kiểm soát hơn, nhưng chúng ta vẫn phải kiểm soát mạnh không gian rạp chiếu phim. Xếp hạng 15 cho The Roundup hoàn toàn không đúng, đặc biệt là vào thời điểm các gia đình đang quay trở lại sau Covid-19'.
Việc tiểu ban điện ảnh phải xếp hạng hàng trăm bộ phim mỗi tháng cũng đặt ra câu hỏi liệu họ xem kỹ đến mức nào cho từng tác phẩm. Tháng 10/2022, tiểu ban đã xếp hạng 286 bộ phim, gồm cả phim hoạt hình, trong đó, chưa đến một nửa (121 phim) là sản phẩm nội địa.
Tại sao có sự gia tăng cảnh máu me nhầy nhụa và phanh thây trong phim?
Ha Jong Won, giáo sư truyền thông tại Đại học Sun Moon trả lời: 'Việc sử dụng bạo lực là cách dễ dàng và đơn giản nhất để mô tả sự bùng nổ xung đột. Các diễn viên cũng dễ dàng thể hiện sự tức giận hoặc sợ hãi hơn là thể hiện các cảm xúc tinh tế nội tại khác. Nói chung, đóng phim bạo lực dễ hơn đóng những bộ phim phải biểu lộ những phản ứng nội tâm sâu lắng. Từ lâu, bạo lực trong phim đã tuân theo một công thức kể chuyện điển hình: lúc đầu, bạo lực được dùng để thu hút sự chú ý của người xem; rồi khi câu chuyện tiến triển, bạo lực sẽ nghiêm trọng hơn và liên quan đến nhiều người hơn'.
Sự thành công của Squid Game ở nước ngoài khiến các nhà sản xuất phim Hàn chuyển hướng.
Theo nhà phê bình điện ảnh Kim Hern Sik, trước đây không có nhiều nội dung bạo lực quá chi tiết và máu me trong điện ảnh Hàn Quốc. Trong khi phim về kẻ giết người là một thể loại phụ lâu đời ở phương Tây, thì điện ảnh Hàn chưa bao giờ đi theo hướng đó.
Nhưng khi internet mở rộng khả năng tiếp cận của người xem với nhiều nội dung khác nhau trên khắp thế giới và khi các bộ phim kinh dị Hàn như Parasite và Squid Game chứa những cảnh bạo lực trần trụi được đón nhận nồng nhiệt ở nước ngoài, nhiều nhà sản xuất địa phương bắt đầu chuyển sang theo đuổi mô hình và sự thô ráp tương tự phương Tây để đánh vào những cảm xúc sợ hãi hoặc tức giận của người xem. Kim cho biết, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa ngành công nghiệp điện ảnh và phát video trực tuyến đã khiến một số nhà sản xuất phải nương vào bạo lực trần trụi để bảo đảm doanh thu, riết rồi thành… thói quen!
Sự gia tăng của hình ảnh phản cảm và bạo lực man rợ trong phim nội địa còn có lý do là nhiều khán giả Hàn Quốc thích xem các bộ phim nước ngoài có cường độ bạo lực cao. Nói như nhà phê bình văn hóa Chung Deok Hyun:
'Những cảnh bạo lực và khỏa thân như trên kênh HBO đã nâng 'đô' bạo lực của phim Hàn và khán giả Hàn. Khi người Hàn Quốc chứng kiến mức độ (bạo lực) cao trên các chương trình nước ngoài, việc thu hút sự chú ý của họ đối với phim Hàn bằng tiêu chuẩn bạo lực thấp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, ngay cả những bộ phim điện ảnh và truyền hình có nội dung hay, những cảnh bạo lực hoặc gợi cảm cũng thường phải vượt qua mức cần thiết để thu hút và giữ chân khán giả'.
Nỗi lo của các bậc cha mẹ
Trái với các nhà phê bình phim xem trọng quyền tự do ngôn luận hơn hầu hết những thứ khác và tin rằng những bộ phim chất lượng kém dù có bạo lực máu me cũng sẽ bị người xem quay lưng, khán giả nói chung, đặc biệt là các bậc cha mẹ đang lo lắng hơn bao giờ hết về xu hướng bạo lực vô cớ và thô tục trên màn ảnh.
'Dù người ta kiểm tra thẻ sinh viên trong rạp nghiêm ngặt hơn trước đây, nhưng khi bạn xem một bộ phim được xếp hạng 15 với con mình, bạn sẽ bắt đầu tự hỏi đây có đúng là hạng 15 không? Có đầy rẫy cảnh bạo lực tàn bạo, tình dục, ngôn ngữ tục tĩu, nội dung dâm ô, tâm thần được thể hiện trắng trợn trong các bộ phim xếp hạng 15. Thật kinh khủng! Nhưng điều đáng lo hơn là bọn trẻ dường như không sợ hãi hay bất ngờ lắm vì chúng đã quen với việc xem những thứ không được kiểm soát trên mạng internet. Chính vì vậy mà việc phân hạng khắt khe hơn là cần thiết vì trẻ em ngày nay xem mọi thứ trên điện thoại, lapop và máy tính hơn là tại rạp', Choi Seung Won, người có hai con tuổi teen chia sẻ.
Khán giả Hàn đã nặng đô hơn với bạo lực khi xem phim nước ngoài trên các nền tảng online hay trực tuyến.
Hong Sang Mi, một bà mẹ hai con, cho biết cô cảm thấy 'vô vọng' trước sự gia tăng của những nội dung bạo lực và phản cảm cực kỳ. 'Ngay cả cả khi bạn giải thích cho con cái một số bộ phim là có hại và cố gắng ngăn chúng xem, thì chúng vẫn có thể xem qua các YouTuber. Theo tôi, vấn đề ở đây là các tiêu chuẩn về đúng và sai đang bị nhập nhằng. Nếu mọi người bị thu hút bởi một thứ gì đó và nếu hãng phim có thể kiếm tiền từ nó, thì thứ gì đó sẽ sớm trở thành thời thượng' - cô nói.
'Tôi có cảm giác một số nhà làm phim Hàn Quốc dường như đang cạnh tranh để thể hiện bạo lực sao cho thực tế hơn. Họ thấy áp lực phải vượt qua giới hạn để tự khẳng định mình', Jason Di, một người Mỹ dạy tiếng Anh tại Đại học Nữ sinh Sookmyung chia sẻ.
Link báo gốc:
Copy link
https://thegioidienanh.vn/phim-han-ngay-cang-di-sau-vao-bao-luc-68206.html
-
1Hàng trăm nghệ sĩ tham gia tổng duyệt Cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn
-
2Người cựu chiến binh đi xe máy hơn ngàn km xem 'concert quốc gia'
-
3Phim tài liệu 'Những người hát bè trầm': Bản anh hùng ca thầm lặng của lực lượng Hậu cần – Kỹ thuật trong kháng chiến
-
4'Shin cậu bé bút chì: Bí ẩn! Học viện hoa lệ Tenkasu' – Món quà đặc biệt cho khán giả dịp lễ
-
5Phim tài liệu 'Giữa vòng vây quân thù': Bộ phim cảm động về nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo
-
6Lộ diện đối thủ của Xa Thi Mạn trong 'Nữ hoàng tin tức 2'
-
7Vương Nhất Bác gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc
-
8Những khúc tráng ca từ sức mạnh tập thể
-
9Lý Hiện - Lưu Diệc Phi giành giải Nam - Nữ diễn viên chính của năm
-
10Đảng trong mùa xuân đại thắng – Bản hùng ca vang vọng giữa tháng Tư lịch sử
- Vụ tai nạn của con gái nghi phạm bắn người rồi tự sát: Người mẹ nói gì?
- Thông tin mới vụ phụ huynh xông vào trường đánh tới tấp cô giáo, bắt đứng dưới mưa
- Phát hiện loài vật quý hiếm lần đầu xuất hiện tại Fansipan
- Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
- Cận cảnh 12 khối diễu hành tại Đại lễ 30-4
- Bắt 13 thanh niên chuyên 'hack' Facebook để bán kiếm lời hơn 22 tỷ đồng
- Djokovic rút lui khỏi Rome Masters sau chuỗi phong độ tệ hại
- Hỗ trợ bé trai 5 tuổi đạp xe đi lạc về với gia đình
- Bộ VH-TT-DL yêu cầu rà soát gỡ bỏ quảng cáo 'sữa giả'
- Công an theo dõi mạng xã hội, hoá trang khi tuần tra để chặn đua xe
- Đại lễ 30-4: Những khoảnh khắc xúc động
- Bắt người con trai nghi sát hại mẹ đẻ
- Hàng nghìn du khách về thăm quê Bác trong ngày thống nhất non sông
- 2 hành động 'đốn tim' trong Đại lễ vừa diễn ra
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 1/5/2025: Nhân Mã chớ tham lam
- Mục sở thị chú chim bồ câu hơn 40 tỷ có vệ sĩ riêng
- Long An: Công ty Ngân Hồng Phát thi công cầu kênh T8 số 3
- Bí thư Tỉnh ủy Bình Định: Trụ sở xã mới phải gần dân nhất, chứ không phải to nhất!
- Hương Giang - Phú Cường hòa vào không khí đại lễ 30/4 từ xa
- Nam thanh niên ở Quảng Nam cướp giật 22 tờ vé số
- Ngỡ ngàng nhà phố mang cả thiên nhiên vào bên trong
- Park Seo Joon âm thầm tài trợ phẫu thuật khối u não cho bệnh nhân trẻ
- Những thói quen đẩy nhanh quá trình thoái hóa não
- Dàn nữ thần phòng gym với body cực cháy khiến netizen ngẩn ngơ
- Hot face sao Việt: Kaity Nguyễn chụp ảnh cùng cờ đỏ sao vàng
- Hòn đá dùng chặn cửa hàng chục năm, ai ngờ là 'báu vật' tiền tỷ
- Nam sinh đặc biệt vô cớ đâm hiệu trưởng
- Cảnh báo việc mua bán, làm giả vé Carnaval Hạ Long 2025
- Lừa đảo hơn 300 người đi lao động tại Hàn Quốc
- Nam nhân viên công ty đột nhập phòng làm việc, trộm hơn 1,3 tỉ đồng của ông chủ
- Nhiều tình tiết cần làm rõ vụ TNGT dẫn đến nổ súng ở Vĩnh Long
- Rùng mình nơi chứa hàng trăm tấn vàng nhưng không ai dám lấy
- Người phụ nữ đầu độc tình địch, hai em nhỏ chết oan
- Thời khắc lịch sử tại Dinh Độc Lập
- Barcelona - Inter Milan: Món nợ quá khứ và quyết tâm hiện tại
- Công an TP HCM triệu tập cặp đôi 'diễn sâu' trên mạng xã hội
- Nhìn lại trận thua của Arsenal: Khi PSG chơi tiki-taka tại Emirates
- Ùn tắc nghiêm trọng trên đường cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây, TP HCM-Long Thành-Dầu Giây
- Nam thanh niên trả lại 1,47 tỷ đồng chuyển nhầm vào tài khoản
- Bắt chủ quán cafe chứa mại dâm trốn truy nã ra Thanh Hóa
- Lan Ngọc, Phương Thanh, Thúy Ngân… hạnh phúc sau diễu hành
- Giải cứu 18 cô gái bị giam lỏng trong quán karaoke
- Nghệ sĩ Việt háo hức chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc
- Bắt quả tang đối tượng tàng trữ ma túy
- Lời khai bất ngờ của 'nghịch tử' sát hại mẹ đẻ
- Phát hiện dấu tích Thành Dền thời Đông Sơn, Đông Hán ở Hải Dương
- Phát hiện dấu tích Thành Dền thời Đông Sơn, Đông Hán ở Hải Dương
- NÓNG: Bộ Công an chỉ đạo xác minh, điều tra vụ nổ súng bắn người rồi tự sát ở Vĩnh Long
- Jay Park phủ nhận tin đồn sở hữu khối tài sản hơn 9 triệu USD
- Hà Tĩnh xử phạt 3 cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP