Khi đó, nếu không có sự chuẩn bị từ trước, bạn dễ rơi vào lúng túng hoặc bực bội và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả phỏng vấn xin việc của bạn.
Hãy đọc bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về 6 kiểu phỏng vấn viên 'đáng sợ' và cách chinh phục họ.
Người quá ít nói
Bên cạnh các câu hỏi chuyên môn, bạn còn thắc mắc thêm một vài thông tin như cách thức làm việc, văn hóa doanh nghiệp, nhưng phản hồi chỉ là một cái nhìn khó hiểu, cử chỉ 'cứng nhắc' từ phía nhà tuyển dụng. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng, căng thẳng trong bầu không khí ngột ngạt bởi người phỏng vấn kiệm lời.
Thật khó tương tác với người như vậy, do đó tốt nhất bạn nên tự chuẩn bị sẵn các thông tin về công ty, cũng như các thắc mắc liên quan khác. Từ đây, các câu hỏi chính đáng của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng 'buộc' phải trả lời, và cách đặt câu hỏi thông minh còn giúp bạn 'ghi điểm'.
Người nói quá nhiều
Trái ngược với ít nói, bạn sẽ gặp một nhà tuyển dụng nói liên tục không ngừng nghỉ. Đây là kiểu người mà bạn có thể dễ dàng gặp phải khi phỏng vấn tìm việc làm ở Hải Phòng, Hà Nội hay bất cứ nơi nào khác. Ngoài việc phải nghe họ 'giảng giải' cả tiếng đồng hồ về chuyên môn, bạn còn bị 'tra tấn' những thứ linh tinh chẳng liên quan gì đến công việc như đam mê cá nhân, chuyện thời tiết, vật giá các loại… và thậm chí cả kỳ nghỉ của họ.
Trong trường hợp này thì tốt nhất là bạn nên tiếp tục ngồi 'hầu chuyện' người phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi im thin thít thì sẽ phải 'chịu trận' rất lâu, và sự chán nản của bạn lộ ra mặt sẽ khiến họ phật lòng, do đó bạn nên khéo léo chọn thời điểm để kết thúc êm đẹp buổi phỏng vấn xin việc.
Phỏng vấn xin việc là kỹ năng quan trọng. Ảnh internet
Người thích 'nổ'
Không khó để nhận diện người này nhưng đôi lúc bạn cũng cần một chút tinh tế. Bởi họ sẽ nói rất nhiều điều tốt đẹp về công ty, về công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bằng cách phóng đại các thành tích của tập thể và thậm chí là của cá nhân họ, đề cập đến những lý tưởng 'cao siêu', người này gây ấn tượng khá 'áp đảo' và khiến ứng viên bối rối.
Đừng vội đưa ra phản hồi tiêu cực, khó chịu hoặc tỏ vẻ tự ti, vì những điều này không có lợi, nhất là cho việc thỏa thuận mức lương. Bạn hãy tỏ ra bình thản, kiên nhẫn ngồi nghe với thái độ tôn trọng, tập trung vào những điều cần thiết, tránh để bị cuốn theo những lời lẽ hay thái độ khoa trương quá đà của họ.
Người luôn bận rộn
Phỏng vấn xin việc là điều quan trọng, nên nếu bạn cảm thấy nhà tuyển dụng luôn trong tình trạng bận rộn với các cuộc điện thoại, ra ngoài gặp gỡ đối tác, và nhiều lý do khác tạo sự gián đoạn thì hãy cân nhắc lựa chọn. Bởi rất có thể bạn không phải là một ứng viên tiềm năng, hoặc đây chỉ là cuộc phỏng vấn 'hình thức'.
Nếu cảm thấy rằng nhà tuyển dụng thực sự bận rộn, và bạn vẫn mong muốn có cơ hội làm việc thì hãy xin quay lại thời điểm khác. Đây vừa thể hiện sự chủ động giải quyết vấn đề, và cũng vừa thể hiện thái độ tôn trọng. Nhưng nếu tình trạng đó vẫn lặp lại, thì bạn hãy cân nhắc bỏ qua vì một doanh nghiệp tốt sẽ luôn biết phân bổ người và việc một cách hợp lý.
Người thiếu kinh nghiệm
Sự thiếu kinh nghiệm được hiểu là ít trải nghiệm phỏng vấn, hoặc còn quá 'non' chuyên môn so với ứng viên. Điều này sẽ đẩy bạn vào tình huống lo lắng vì người phỏng vấn chỉ biết cứng nhắc làm theo trình tự nội dung có sẵn, hỏi các câu quá phổ biến, và cũng không quan tâm hoặc đối đáp kém về các vấn đề phát sinh.
Trường hợp này thì bạn cần chủ động trình bày các điểm mạnh cá nhân, đặt các câu hỏi thông minh để khai thác thông tin, trả lời gọn gàng và tự 'chèn' hợp lý thông tin thêm để tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên, bạn đừng cố tỏ ra lấn lướt khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bị 'lép vế'.
Người thích đóng 'vai ác'
Đôi lúc bạn sẽ đối diện với các nhà tuyển dụng thích đóng 'vai ác'. Cụ thể, họ thích cường điệu hóa các vấn đề khó khăn, và nêu ra các chuyện tệ hại như tăng ca cuối tuần, thường xuyên làm thêm giờ, chịu trách nhiệm nhiều việc không liên quan trực tiếp vị trí...
Thực tế, đây có thể là cách nhà tuyển dụng thử thách bạn, và họ muốn xem khả năng ứng biến, giao tiếp, tinh thần của ứng viên đối với công việc trong buổi phỏng vấn xin việc. Hoặc bạn cũng đang gặp phải một người xấu tính và họ chẳng ưa bạn nên muốn 'hù dọa'. Nếu đây là thử thách thì bạn nên tìm cách phản hồi thông minh và tỏ ra hợp tác, nhưng nếu là trường hợp họ muốn gây khó dễ cho bạn thì hãy cân nhắc việc có nên tiếp tục xin vào công ty của họ hay không.