ChatGPT lấy đi cơ hội nghề nghiệp của giáo viên?
Diễn đàn 'Đổi mới sáng tạo giáo dục trên nền tảng Công nghệ thông tin 2022-2023 tổ chức sáng 18/3 đã đặt ra những vấn đề thách thức từ AI, ChatGPT đối với vai trò người Thầy trong giáo dục.
18/03/2023 23:52

TS. Vũ Minh Đức - Cục Trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, ChatGPT là một bước tiến mới của công nghệ nhưng không có công nghệ, máy móc nào thay thế được con người.
TS. Vũ Minh Đức - Cục Trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ảnh: Học sinh IGC)
Theo TS. Đức, ChatGPT là một công cụ rất tốt phục vụ cho hoạt động chung của toàn xã hội, trong đó có hoạt động của giáo dục. Tuy nhiên, ứng dụng này không thể lấy cơ hội của giáo viên nếu các giáo viên làm chủ được công nghệ, ứng dụng được công nghệ để xây dựng bài giảng sinh động hơn, cuốn hút hơn…
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đã có định hướng để tổ chức hoạt động học tập, thi cử sao cho học sinh, sinh viên và cả giáo viên - không phụ thuộc quá nhiều vào CNTT, thay vào đó là ứng dụng làm chủ công nghệ.
TS. Vũ Minh Đức cho biết thêm, hoạt động ứng dụng CNTT trong các trường đang được Bộ đẩy mạnh và đã có nhiều giải pháp ứng dụng chuyển đổi số vào quản lý giảng dạy.
Với mục tiêu phấn đấu là một trong những ngành chuyển đổi số sớm nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, quản lý tới từng giáo viên để có những quyết sách phù hợp với đội ngũ.
Đối với nhà trường, các sổ sách theo dõi như giáo án điện tử, sổ liên lạc điện tử là một số trong những phương thức chuyển đổi số hiệu quả trong giảng dạy và giúp trường kết nối với phụ huynh, học sinh tốt hơn.
Với kỳ thi THPT quốc gia, việc các em học sinh có thể đăng ký thi, thanh toán lệ phí thi… trên cổng thông tin dịch vụ công quốc gia cũng là hoạt động chuyển đổi số được ngành giáo dục đẩy mạnh.
Diễn đàn 'Đổi mới sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ thông tin 2022-2023' (Education Exchange Vietnam – viết tắt E2 Việt Nam) được tổ chức trong khuôn khổ “Ngày hội Trường học Sáng tạo – E2 Việt Nam” diễn ra tại trường THPT Lê Quý Đôn, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
TS. Vũ Minh Đức đánh giá, Diễn đàn 'Đổi mới sáng tạo giáo dục trên nền tảng Công nghệ thông tin 2022-2023' cũng là một trong những hoạt động thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong giáo dục.
Đây là dịp để các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên trên khắp cả nước cùng nhau giao lưu, học tập và trải nghiệm thực tế trong việc đổi mới sáng tạo trong giáo dục, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và năng lực ứng dụng CNTT trong việc dạy học và quản lý nhà trường.
Link báo gốc:
Copy link
https://voh.com.vn/giao-duc/chatgpt-khong-the-lay-di-co-hoi-nghe-nghiep-cua-giao-vien-471242.html
-
1Lo khóa sim, người dân đổ xô đi chuẩn hóa thông tin thuê bao
-
2Top 3 câu hỏi thường gặp từ khách đăng tin cho thuê chung cư
-
3Đinh Đức Đoàn - Người anh lớn của cộng đồng game thủ AOE tại Việt Nam
-
4Trước giờ G vẫn còn 1,6 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin
-
5Thu Dung- Tiktoker gây sốt với những bản cover nhạc Trung triệu view
-
6'Bông hồng lai' Emma Lê hóa nàng thơ trong bộ ảnh đậm nắng hè
-
7Chủ kênh Tiktok An Shop Ăn Vặt chia sẻ chuyện khởi nghiệp
-
8Easy PASS - Chìa khoá để trở thành công dân toàn cầu
-
9Những địa điểm du lịch gần Hà Nội cực chill cùng bạn bè
-
10Nguyễn Trung Kiên - Founder TUKI Group: 'Con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ sẽ ngắn hơn tôi'
-
11Cẩm Tiên - cô chủ của thương hiệu thời trang unisex
-
12Chuyện về ông chủ Gazano – anh chuyên viên IT bỏ nghề lương cao làm... ‘người đánh giày’
-
13Nếu điện thoại không còn được hỗ trợ, bạn đã biết cách giữ an toàn cho thiết bị?
-
14Wetee - Thương hiệu đồng hành cùng sức khỏe răng miệng trẻ em
-
15Triển lãm đồng hồ xa xỉ nhất thế giới
-
16Nam giảng viên trăn trở áp dụng công nghệ để lan tỏa kiến thức y khoa
-
17Thẩm mỹ Vũ Quang: Xâm lấn tối thiểu - Đẹp tối đa
-
18Còn gần 2 triệu thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin
-
19Bật mí 3 mẹo hay để chọn biển xe máy số đẹp
-
20Chuyên gia Trần Anh Tuấn: 3 sai lầm điển hình khi khởi nghiệp