Vợ chồng anh Nguyễn Văn H. (27 tuổi, Hà Nam) đến khám hiếm muộn, bác sĩ cho biết anh H. không có tinh trùng trong tinh dịch. Toàn bộ xét nghiệm tinh dịch đồ không có con tinh trùng nào. Bác sĩ kết luận anh H. bị chứng không có tinh trùng và muốn có con hai vợ chồng anh phải trích tinh trùng từ mào tinh.
Tuy nhiên, khi sinh thiết từ mào tinh cũng không thất có dấu hiệu của tinh trùng, chỉ là những con tinh trùng dị dạng không có khả năng kết hợp với trứng để thành hợp tử. Để có con, vợ chồng anh H. phải xin tinh trùng của người khác.
Anh H. đồng ý nhưng yêu cầu để có được mẫu tinh trùng từ ngân hàng, anh H. phải có một mẫu đổi. Khi về nhà, anh xin anh trai mình. Người anh trai đồng ý nhưng chị dâu lại không đồng ý. Cuối cùng, sau khi xin không được, anh H. đành lên 'chợ mạng' cầu cứu.
Không riêng gì anh H., chị Trịnh Vân A. (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vô sinh 11 năm. Để có con, hai vợ chồng chị A. quyết định xin tinh trùng làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Tuy nhiên, khi đến ngân hàng tinh trùng xin cũng không dễ như chị nghĩ.
Chị phải có mẫu tinh trùng khác cấy lại vào ngân hàng để nhận mẫu ngẫu nhiên. Khi nghe bác sĩ nói về mẫu tinh trùng cấy, chị A. cũng không biết ngỏ lời xin như thế nào. Vận động bạn bè, người quen nhưng xin gì dễ, xin tinh trùng ai cũng e dè sợ sau này có kết hôn cận huyết… nên mọi người 'né'.
Theo BS Hà Ngọc Mạnh – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ có khoảng 10% trong số bệnh nhân nam vô sinh không có tinh trùng. Trường hợp không có tinh trùng thì bác sĩ tìm tinh trùng từ tinh hoàn. Tuy nhiên, có nhóm người không thể lấy được tinh trùng nên họ phải xin tinh trùng.
Bệnh nhân không có tinh trùng muốn xin từ ngân hàng bắt buộc phải có một mẫu tinh trùng khác hoán đổi với mẫu ngân hàng.
Ảnh minh hoạ.
Hiện không phải có người tự nguyện hiến tinh trùng cho ngân hàng nên các ngân hàng tinh trùng đều mong muốn giữ nguyên số tinh trùng tự có nên người xin phải có 1 người hiến mẫu tinh trùng vào ngân hàng đó. Mẫu tinh trùng cũng phải đảm bảo sử dụng được mới được duyệt hồ sơ.
Còn nguy cơ kết hôn cận huyết, BS Mạnh cho biết một người chỉ được hiến tinh trùng ở một trung tâm nhất định và mẫu được má hoá vào tên bệnh nhân đó. Nhưng hiện nay, việc mã hoá cho bệnh nhân chưa có, nhưng có những người đi rất nhiều trung tâm để hiến tinh trùng thì trong tương lai khả năng có thể dẫn tới kết hôn cận huyết. BS Mạnh cho biết không nên xin tinh trùng 'chui' vì chúng ta cần tầm soát người hiến có bệnh tật.
Nếu so với xin tinh trùng ở ngân hàng và xin người quen biết để có tinh trùng, BS Mạnh cho rằng nên xin ở ngân hàng. Xin trực tiếp thì nguy cơ tranh chấp khi đứa trẻ sinh ra. Bởi vì, thực tế đã có những trường hợp cho tinh trùng và khi đứa trẻ sinh ra thì người cho tranh chấp và cặp vợ chồng cũng không còn hạnh phúc khi những người cho và người nhận đều đòi con.
Khi cần xin tinh trùng thì cần xin ở ngân hàng vì tinh trùng trong ngân hàng đã được sàng lọc kỹ càng và đảm bảo bí mật của người cho, bản thân người cho và người nhận đều không hề biết nhau.
Do tâm lý nên nhiều người e ngại việc hiến tinh trùng.
Theo quy định, khi có người đồng ý hiến tặng tinh trùng thì số tinh trùng đó cũng phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí gắt gao sau đây thì mới được chấp nhận:
– Người đàn ông phải khỏe mạnh, tốt nhất là ở độ tuổi 25 – 35 tuổi.
– Trước khi hiến, người đàn ông này phải được kiểm tra toàn bộ sức khoẻ xem có mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan B, giang mai… hay không.
– Tránh người có các bệnh về nhiễm sắc thể, di truyền bẩm sinh, suy gan, suy thận…
– Tinh trùng đứt gãy, tinh trùng bị kết dính… đều bị loại. Người hiến cần phải có chứng minh thư thể hiện nhân thân, viết cam kết hiến tặng tinh trùng và hiến tặng tự nguyện. Với đủ các thủ tục lằng ngoằng khiến người hiến càng ngại hơn.