Bộ Y tế nói gì về đề xuất tăng thuế đồ uống có đường?
Bộ Y tế cho rằng cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường theo hàm lượng đường, tuy nhiên loại trừ sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng cho mục đích dinh dưỡng
23/03/2023 22:32

Ngày 23-3, Bộ Y tế tổ chức hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường với sức khỏe và tác động của chính sách thuế và giá.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết một lon nước ngọt 300 hoặc 330 ml cung cấp 30-40 gr đường. Trong đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi ngày chỉ nên ăn 25 gr đường (tương đương 5 thìa cà phê), mức tối đa là 50 gr/ngày.
Chuyên gia cảnh báo việc sử dụng đồ uống có đường và những nguy cơ về sức khoẻ
"Đường chuyển hóa trong cơ thể từ miệng qua dạ dày, ruột non vào hệ tuần hoàn. Ở hệ tuần hoàn đường vào gan, đặc biệt là đường fructose hấp thụ gần như chủ yếu ở gan, quá thừa thì nó chuyển thành chất béo, nguyên nhân gây béo phì" - bác sĩ Diễm nói.
Cảnh báo về gánh nặng thừa cân - béo phì, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết những thập kỷ gần đây, gánh nặng thừa cân - béo phì trên toàn thế giới đã gia tăng nhanh chóng và có xu hướng chuyển dịch từ các nước thu nhập cao sang các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, tỉ lệ thừa cân, béo phì đã tăng gấp 7 lần ở thanh thiếu niên 5-19 tuổi (từ 2,6% năm 2002 lên 19% năm 2020) và tăng gấp đôi ở người lớn (từ 10,9% năm 2002 lên 18,3% năm 2016).
Thừa cân, béo phì làm tăng các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm bao gồm ung thư, bệnh tim, trẻ hóa độ tuổi mắc nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường túyp 2 và tử vong sớm liên quan.
Bộ Y tế đề nghị cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
Theo ông Tuyên, cùng với lượng đường được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây và sữa, việc bổ sung đường vào các sản phẩm thực phẩm sẽ làm tăng tổng hàm lượng năng lượng của sản phẩm. Mức tiêu thụ đồ uống có đường gia tăng nhanh là yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng tình trạng thừa cân béo phì ở Việt Nam. Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết để giảm lượng tiêu thụ đồ uống có đường, từ đó góp phần giảm tỉ lệ bệnh tật, tử vong, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Tại hội thảo, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nêu 3 giải pháp. Thứ nhất: áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, bên cạnh đó áp dụng với các giải pháp khác nhau như truyền thông, ghi nhãn đồ uống có đường; thứ 2: áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; thứ 3: Nhà nước không can thiệp đến vấn đề này, thị trường về đồ uống có đường và tiêu thụ đồ uống có đường của người dân vẫn như thực trạng hiện nay.
Đại diện Bộ Y tế kiến nghị giải pháp thứ nhất là hiệu quả bởi có sức nặng nhất, kinh tế nhất và mang lại lợi ích sức khỏe cho người dân. Giải pháp thứ 2 mạnh nhưng chưa phải giải pháp toàn diện. Bộ Y tế khuyến nghị không lựa chọn giải pháp 3- giữ như hiện tại với mức tiêu thụ tăng.
"Nếu chỉ truyền thông thôi thì hiệu quả không cao vì để truyền thông mà thay đổi được hành vi thì cần 10-20 năm và thay đổi là rất nhỏ. Thuế và giá là biện pháp mạnh cùng với kiểm soát quảng cáo, giảm tính sẵn có của sản phẩm"- bà Trang nhấn mạnh.
Với quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân, đại diện Bộ Y tế cho rằng cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường theo hàm lượng đường. Theo đó, tất cả các đồ uống có đường theo định nghĩa của WHO có mặt trên thị trường đồ uống Việt Nam, kể cả các loại nước hoa quả lên men có cồn, đều cần chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Sẽ quy định ngưỡng, dưới ngưỡng không đánh thuế, trên ngưỡng này thì đánh thuế và đánh theo mức thuế càng nhiều đường càng cao.
Hàm lượng đường có trong các sản phẩm đồ uống
Bộ Y tế cũng đề xuất các sản phẩm bị đánh thuế sẽ không bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm dạng lỏng dùng mục đích dinh dưỡng…
Trước đó, dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đưa “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo tờ trình của Bộ Tài chính, mục đích bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung, giảm tỉ lệ béo phì và bệnh tiểu đường nói riêng.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi từ 15-45 chiếm hơn 46%, đây là độ tuổi được đánh giá là có nhu cầu cao về các loại nước giải khát và là đối tượng đích của nhà sản xuất.
Một số khảo sát cho thấy việc sử dụng đồ uống có đường ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là nhóm tuổi trẻ. Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gr đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50 gr/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo (dưới 25 gr/ngày) của WHO.
Link báo gốc:
Copy link
https://nld.com.vn//suc-khoe/bo-y-te-noi-gi-ve-de-xuat-tang-thue-do-uong-co-duong-20230323162115482.htm
-
1Bị con trai bà Phương Hằng tố giác, ông Huỳnh Uy Dũng có bị điều tra?
-
2HOT: Con trai bà Phương Hằng tố giác ông Huỳnh Uy Dũng có vai trò đồng phạm với mẹ mình
-
3Phát hiện thi thể đầy hình xăm trên sông Bến Lức
-
4Cà Mau: Sẽ làm rõ đoạn clip được cho là phó chủ tịch huyện 'mặc cả' phần trăm với nhà thầu
-
5Quảng Nam: Cháy nhà lúc rạng sáng, 2 vợ chồng tử vong
-
6Cụ ông 72 tuổi ở Thanh Hóa lĩnh án tù chung thân vì đâm chết hàng xóm
-
7Bình Thuận: Bị cấm cản yêu đương, thanh niên 17 tuổi đổ thuốc sâu vào nồi canh của bố mẹ
-
8Bé gái hơn 2 tháng tuổi bị bạo hành dã man được xuất viện
-
960 công dân Việt Nam được giải cứu ở Philippines đã về nước
-
10Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ
-
11Đưa con đi diễn văn nghệ, cha mẹ khóc thét vì điều này
-
12Mua rắn hổ chúa về 'trấn chồng', đối tượng bị xử phạt 500 triệu đồng
-
13Con HLV Park Hang Seo cưới vợ, thực hư tổ chức tại Việt Nam?
-
14Sáng nay, xét xử Trang Nemo và đồng phạm gây rối trật tự công cộng
-
15Phá nhanh vụ án đôi trai gái bị đâm thương vong khi đang ngủ
-
16Thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài đến khi nào?
-
17Dự báo thời tiết 1/6/2023: Nắng nóng ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên
-
18Lưu clip 'nóng' trong điện thoại, nữ chủ cửa hàng bị 'người em' chơi khăm
-
19Vợ dọn dẹp tủ thờ, phát hiện chồng giả bị cướp để chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng của chủ đại lý vé số
-
20Hà Nội: Tạm giữ bảo mẫu nghi bạo hành bé gái 1 tháng tuổi