Không rõ biến thể mới xuất hiện lần đầu tiên ở đâu, nhưng các nhà khoa học ở Nam Phi đã đưa ra cảnh báo với Tổ chức Y tế Thế giới WHO những ngày gần đây và hiện biến thể này đã được phát hiện thấy trong những du khách, từ Úc, Israel đến Hà Lan.
Biến thể Omicron (ban đầu được gọi là B.1.1.529) lần đầu tiên được báo cáo cho WHO từ Nam Phi vào hôm 24/11. Ngày 26/11, WHO đã chính thức đặt tên cho biến thể mới là Omicron (theo bảng chữ cái Hy Lạp) và phân loại biến thể này là 'biến thể đáng lo ngại'.
Nam Phi là quốc gia đầu tiên phát hiện biến thể virus Omicron. Ảnh: AP.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron
Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cho biết biến thể này có liên quan đến 'sự gia tăng theo cấp số nhân' của các ca bệnh tại quốc gia này trong vài ngày qua.
Từ hơn 200 ca mới được xác nhận mỗi ngày, Nam Phi đã chứng kiến số ca mắc mới hàng ngày tăng vọt lên hơn 3.200 vào ngày 27/11, nhiều nhất ở tỉnh Gauteng.
Trong nỗ lực cố gắng giải thích sự gia tăng đột ngột của các mắc mới, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mẫu virus và phát hiện ra chủng biến thể mới này. Theo Tulio de Oliveira, giám đốc Cơ quan đổi mới nghiên cứu và giải trình tự gene của tỉnh KwaZulu-Natal, hiện nay có tới 90% các trường hợp mới ở Gauteng là do biến thể Omicron gây ra.
Tại sao các nhà khoa học lo ngại về biến thể mới này?
Sau khi triệu tập một nhóm chuyên gia để đánh giá dữ liệu, WHO cho rằng bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm với biến thể này 'tăng lên nhiều' so với các biến thể trước đó. Điều đó đồng nghĩa với việc những người đã phục hồi sau nhiễm Covid-19 có thể tiếp tục bị cách ly.
Biến thể mới dường như có số lượng đột biến cao - được cho là có 32 đột biến trong protein gai, có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ lây lan sang người một cách dễ dàng hơn.
Sharon Peacock, người dẫn đầu nhóm giải trình tự gene của biến thể Covid-19 ở Anh thuộc Đại học Cambridge cho biết, dữ liệu cho đến nay đã chỉ ra loại biến thể mới có các đột biến 'phù hợp với khả năng truyền tải được nâng cao', nhấn mạnh 'còn nhiều tầm quan trọng của các đột biến chúng ta vẫn chưa biết hết'.
Biến thể Omicron được cho là phiên bản đột biến nặng nề nhất của virus SARS-CoV-2. Ảnh: BBC.
Lawrence Young, một nhà virus học tại Đại học Warwick đã mô tả Omicron là 'phiên bản virus đột biến nặng nề nhất mà chúng ta từng thấy', bao gồm những thay đổi đáng lo ngại chưa từng thấy ở cùng một chủng loại virus.
Những điều biết và chưa biết về biến thể Omicron?
Theo các nhà khoa học, Omicron khác biệt về mặt di truyền so với các biến thể trước đó bao gồm cả biến thể Beta và Delta, nhưng vẫn chưa biết liệu những thay đổi di truyền này có làm cho chúng dễ lây lan hoặc nguy hiểm hơn hay không. Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể này gây ra những triệu chứng bệnh nghiêm trọng.
Có thể sẽ mất vài tuần để phân loại xem liệu Omicron có lây nhiễm nhiều hơn và vaccine trước đó còn hiệu quả chống lại biến thể này hay không.
Peter Openshaw, một giáo sư y học thực nghiệm tại Đại học Hoàng gia London cho biết điều này 'rất khó xảy ra' khi các vaccine hiện tại không hiệu quả, nhưng ông nhấn mạnh rằng chúng vẫn có hiệu quả chống lại nhiều biến thể khác.
Biến thể Omicron được cho là phiên bản đột biến nặng nề nhất của virus SARS-CoV-2. Ảnh: SCMP.
Mặc dù một số thay đổi di truyền trong Omicron có vẻ đáng lo ngại, nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hay không. Một số biến thể trước đó, như biến thể Beta, ban đầu khiến các nhà khoa học cảnh báo nhưng cuối cùng lại không lây lan rộng.
Ông Peacock từ Đại học Cambridge cho biết: 'Chúng tôi không biết liệu Omicron có thể lây lan nhiều đến mức nào, chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem biến thể này sẽ hoạt động ra sao khi mà các biến thể khác vẫn đang hoành hành'.
Cho đến nay, Delta vẫn là biến thể virus chiếm ưu thế nhất, với hơn 99% số ca ghi nhận từ biến thể này được gửi đến cơ sở dữ liệu công cộng lớn nhất thế giới.
Biến thể Omicron đã được phát hiện như thế nào?
Theo ông Michael Head, nhà nghiên cứu cao cấp về y tế toàn cầu tại Đại học Southampton (Anh) nhận định, đây có thể là hậu quả của một đợt bùng phát dịch, có khả năng đã xảy ra ở một số khu vực thuộc vùng Hạ Sahara (phía nam sa mạc Sahara) của châu Phi - vùng không có số lượng lớn hoạt động giám sát bộ gene của virus đang diễn ra và có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Có thể đây là 'hậu quả tự nhiên của việc thế giới tiêm chủng quá chậm'.
Biến thể Omicorn có thể là 'hậu quả tự nhiên của việc thế giới tiêm chủng quá chậm'. Ảnh: WHO.
Virus Corona đột biến khi lây lan và nhiều biến thể mới, bao gồm cả những biến thể có những thay đổi di truyền đáng lo ngại, thường sẽ chết đi. Các nhà khoa học đã theo dõi trình tự của Covid-19 để tìm các đột biến có thể khiến bệnh dịch lây lan nhiều hơn hoặc gây tử vong cao hơn, nhưng họ không thể xác định điều đó chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào các biến thể virus.
Peacock cho biết biến thể 'có thể đã tiến hóa ở một người đã bị nhiễm bệnh nhưng sau đó không thể loại bỏ được virus, tạo cơ hội cho chúng tiến hóa về mặt di truyền', trong một kịch bản tương tự như cách các chuyên gia nghĩ rằng biến thể Alpha - được xác định lần đầu tiên ở Anh - cũng xuất hiện, bằng cách đột biến ở một người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Ảnh hưởng của biến thể mới đến những hạn chế du lịch
Israel đang cấm những cư dân nước ngoài nhập cảnh vào quốc gia này và Maroc đã cho tạm ngừng tất cả các chuyến du lịch hàng không quốc tế đến. Một số quốc gia khác cũng đang hạn chế các chuyến bay đến từ quốc gia miền miền nam châu Phi này.
Người dân đeo khẩu trang đến sân bay Ben Gurion gần thành phố Tel Aviv, Israel. Ảnh: AP.
Neil Ferguson, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hoàng gia London cho biết, với sự gia tăng nhanh chóng gần đây về biến thể Covid-19 ở Nam Phi, việc hạn chế đi lại từ khu vực này là một bước đi 'thận trọng'.
Nhưng WHO lại cho rằng, những hạn chế như vậy thường không hiệu quả đồng thời kêu gọi các quốc gia giữ cho biên giới mở.
Jeffrey Barrett, Giám đốc Di truyền Covid-19 tại Viện Wellcome Sanger tin rằng việc phát hiện sớm biến thể mới đồng nghĩa với việc các hạn chế được thực hiện ngay bây giờ sẽ có tác động tích cực hơn với thế giới so thời điểm khi biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện.
Ông nói: 'Với Delta, chúng ta đã phải mất quá nhiều người dân sau cơn sóng dịch khủng khiếp của Ấn Độ trước hiểu rõ ràng chuyện gì đang xảy ra. Biến thể này đã tự gieo mầm ở khắp nơi trên thế giới và đã quá muộn để chúng ta giải quyết vấn đề này'. 'Chúng tôi có thể biết đến Omicron ở thời điểm sớm hơn vì vậy có thể vẫn còn thời gian để ngăn chặn chúng lây lan rộng'.
Chính phủ Nam Phi cho biết quốc gia này đang bị đối xử không công bằng vì có trình tự gen tiên tiến và có thể phát hiện ra biến thể nhanh hơn, đồng thời yêu cầu các quốc gia khác xem xét lại lệnh cấm du lịch.
Một số quốc gia khác cũng đang hạn chế các chuyến bay đến từ quốc gia miền miền nam châu Phi này. Ảnh: NBC.
Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO đã khen ngợi Nam Phi và Botswana khi nhanh chóng thông báo cho thế giới về biến thể mới.
Moeti nói: 'Với biến thể Omicron hiện đã được phát hiện ở một số khu vực trên thế giới, việc đưa ra các lệnh cấm du lịch nhắm vào châu Phi sẽ tấn công sự đoàn kết toàn cầu. Chúng ta sẽ chỉ cải thiện được tình hình dịch bệnh nếu cùng nhau tìm ra các giải pháp'.