#Bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành tử vong

Hành vi xóa các đoạn camera ghi lại cảnh 'dì ghẻ' đánh đập 'dã man' bé 8 tuổi có thể chịu án phạt ra sao?

Khi 'dì ghẻ' Nguyễn Võ Quỳnh Trang dùng gậy hành hạ con gái 8 tuổi thì Nguyễn Kim Trung Thái đang ở nhà, nhìn thấy và chứng kiến toàn bộ sự việc.

01/01/2022 08:43

google_Tiin.vn

Liên quan đến vụ bạo hành cháu bé 8 tuổi gây bất bình dư luận thời gian gần đây, theo nguồn tin của báo Người lao động mới đây cho hay, cơ quan điều tra Công an quận Bình Thạnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng khôi phục được nhiều đoạn clip trong camera an ninh ở căn hộ của Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ quận 1, TP. HCM).

Theo đó, khi 'dì ghẻ' Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1995, quê Gia Lai) dùng gậy đánh cháu N.T.V.A. (SN 2013) thì Nguyễn Kim Trung Thái đang ở nhà, nhìn thấy và chứng kiến toàn bộ sự việc.

'Cháu bé khóc lóc, van xin tha thiết nhưng Nguyễn Võ Quỳnh Trang vẫn ra tay dã man' - nguồn tin của Báo Người lao động cho biết.

Nội dung chú thích ảnh

Hai đối tượng Nguyễn Kim Trung Thái và Nguyễn Võ Quỳnh Trang

Theo lời của luật sư, sau khi sự việc xảy ra nếu trường hợp Thái, Trang có hành vi hủy, xóa đi các đoạn camera ghi lại cảnh Nguyễn Võ Quỳnh Trang đánh đập bé A. nhằm hủy chứng cứ thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

'Theo quy định của BLHS hiện hành, thì người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ xử lý trách nhiệm hình sự phù hợp; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 375 của Bộ luật hình sự' - Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn nhận định trên báo chí.

Nội dung chú thích ảnh

Những vết thương trên thân thể của cháu V.A trước khi qua đời

Theo điều 375, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc như sau:

1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;

c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát;

c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Luxia (Tổng hợp)/VTC News
Tin cùng chuyên mục
    Đọc nhiều
    Mới nhất