1. Đồng hồ Royal, Ả Rập Xê Út
Theo Daily Examiner, chiếc đồng hồ 4 mặt được đặt trên nóc tòa nhà Mecca Clock Royal Tower, có tên Royal Clock được coi là lớn nhất thế giới. Chiếc đồng hồ trên có chiều dài 45m và chiều rộng 43m là biểu tượng của tòa tháp đồng hồ Hoàng gia Makkah. Royal Clock được lấy ý tưởng từ chiếc đồng hồ đeo tay truyền thống với 2 kim cơ bản là giờ phút.
Chiếc đồng hồ Royal có chiều dài 45m và chiều rộng 43m là biểu tượng của tòa tháp đồng hồ Hoàng gia Makkah. (Ảnh: Pixabay)
Nó được ghép từ 98 triệu tấm kính. 21.000 bóng đèn trắng và xanh đặt trên đỉnh Royal Clock có thể chiếu sáng một quãng đường xa đến 30 km. Phần đỉnh chóp của nó là một mặt trăng khuyết vàng có đường kính 23 m và chiếu khoảng 15 tia sáng lên bầu trời. Bộ chuyển động của đồng hồ nặng tới 21 tấn và được công nhận là nặng nhất thế giới. Bộ thu năng lượng mặt trời đã được lắp đặt trong đồng hồ để cung cấp năng lượng cho 4 mặt đồng hồ.
2. Đồng hồ Cevahir Mall, Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy có đường kính tới 36m, đồng hồ Cevahir Mall ở Istanbul lại ít được mọi người chú ý. (Ảnh: Pixabay)
Vào năm 2005 trên vòm mái của trung tâm thương mại Cevahir Mall, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã được lắp đặt một đồng hồ kích thước đại khủng. Chiếc đồng hồ có đường kính tới 36m với các con số cao 3m. Tuy nhiên, không mấy người chú ý tới nó, thậm chí nhiều người còn không biết tới sự tồn tại của nó dù đứng ngay bên dưới, bởi vì để xem được giờ họ người ta phải ngửa mặt nhìn lên trần mới thấy được.
3. Đồng hồ Big Ben, Anh
Đồng hồ Big Ben có tên đầy đủ là tháp đồng hồ của cung điện Westminster, một cấu trúc tháp đồng hồ ở mặt Đông-Bắc của công trình Nhà quốc hội ở Westminster, London. Cho tới nay, Big Ben vẫn được gọi là 'chiếc đồng hồ bốn mặt có chuông lớn nhất thế giới'. Cấu trúc của chiếc đồng hồ này và mặt số của nó được Augustus Pugin thiết kế. Mỗi mặt có đường kính 7 m và chứa 312 mảnh kính opal. Bốn mặt đồng hồ cao 55 m trên mặt đất.
Đồng hồ Big Ben vẫn được biết tới là 'chiếc đồng hồ bốn mặt có chuông lớn nhất thế giới'. (Ảnh: Pixabay)
Chiếc kim phút dài 4,3 m, được chế tạo bằng đồng; trong khi chiếc kim giờ dài 2,74 m và được chế tạo bằng hợp kim chuyên dùng để đúc súng. Hệ thống máy móc của đồng hồ nổi tiếng với độ chính xác cao (sai số ±2 giây/tuần). Cỗ máy đồng hồ sử dụng cơ chế tương tự như những chiếc đồng hồ quả lắc hiện nay, với chu kì dao động 2 giây/lần và đổ chuông mỗi 15 phút. Mỗi khi đồng hồ chạy nhanh hay chậm hơn so với bình thường, người ta sẽ đặt những đồng xu cổ lên con lắc (mỗi đồng xu sẽ làm cho đồng hồ chạy nhanh hơn 0,4 giây sau 24 giờ) để giữ cho đồng hồ luôn chạy chính xác. Cứ 3 lần/tuần, những người trông coi sẽ đến kiểm tra và lên dây cho cỗ máy.
4. Đồng hồ Savior, Nga
Tháp Savior còn có tên là tháp Spasskaya, tọa lạc ở Quảng Trường Đỏ - biểu tượng của nước Nga, kế bên Nhà thờ Chính tòa Thánh Basil và là một phần trong quần thể tường thành của điện Kremlin. Được đặt trên tháp Spasskaya ở Kremlin, đồng hồ Savior cũng được coi là một trong những chiếc lớn nhất thế giới.
Các mặt của đồng hồ Saviour của Nga có đường kính 6,12 m; chiều dài của kim giờ là 2,97 m và của kim phút là 3,27 m. (Ảnh: Pixabay)
Tháp đồng hồ Saviour của Nga được thiết kế vào năm 1491 bởi kiến trúc sư người Italy - Pietro Antonio Solari. Saviour bắt đầu vận hành năm 1625. Đến năm 1851, tháp được cải tạo và gắn thêm ngôi sao năm cánh. Ngôi sao có thể phát sáng rực rỡ cả ngày lẫn đêm và xoay liên tục như một chiếc chong chóng. Các mặt đồng hồ Saviour có đường kính 6,12 m; chiều dài của kim giờ là 2,97 m và của kim phút là 3,27 m. Các chữ số La Mã cao 0,72 m. Trọng lượng của đồng hồ và chuông là 25 tấn. Chuông của đồng hồ sẽ phát ra nhạc điệu quốc ca của Nga.
5. Đồng hồ Central Do Brasil, Brazil
Chiếc đồng hồ lớn thứ năm trên thế giới nằm trên một tòa tháp cao 135 m ở ga xe lửa Central do Brasil ở Rio de Janeiro. Nhà ga này là điểm dừng tàu cuối cùng của mạng lưới đường sắt ở Rio và nó nối thành phố với Minas Gerais và Sao Paulo, nhưng tuyến đường sắt này đã ngừng hoạt động.
Đồng hồ Central Do Brasil, Brazil chỉ đứng sau Big Ben của London về kích thước. (Ảnh: Pixabay)
Chiếc đồng hồ này có đường kính 20 m và được chế tạo vào năm 1943. Chiếc đồng hồ có bốn mặt này chỉ đứng sau Big Ben của London về kích thước. Ở độ cao 135 m, tòa nhà đặt chiếc đồng hồ này đã từng là kiến trúc cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chiếc đồng hồ này rất hiếm khi thấy hoạt động bình thường.
6. Đồng hồ thiên văn Praha, Cộng hòa Séc
Đồng hồ thiên văn Praha được lắp đặt lần đầu vào năm 1410. (Ảnh: Pixabay)
Đồng hồ thiên văn Praha được lắp đặt lần đầu vào năm 1410, là đồng hồ thiên văn cổ thứ ba và cổ nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới. Chiếc đồng hồ được đặt tại bức tường phía nam của Tòa thị chính Thành Cổ ở Quảng trường Thành Cổ. Đồng hồ này về mặt kỹ thuật thì bao gồm 3 bộ phận chính: mặt đồng hồ thiên văn, tượng trưng cho vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng và hiển thị các chi tiết thiên văn khác nhau. Đồng thời, mỗi giờ trên đồng hồ được thể hiện bằng các nét điêu khắc một nhân vật trong các Tông đồ.
*Bài viết được tổng hợp từ Worldatlas, Innfinity, Economictimes.