Thế giới điêu đứng khi giá xăng tăng 'kịch trần'
Charles Dupont, quản lý một cửa hàng quần áo ở vùng Essonne, phía nam Paris, cho biết: "Tôi tập kiểu ‘lái xe sinh thái’, nghĩa là đi chậm hơn và tránh phanh gấp". Những người khác thì cố gắng vận dụng tất cả những gì có thể để giảm tốc độ vơi xăng.
22/06/2022 14:46
Ảnh minh họa.
Tại một trạm xăng gần sân bay Cologne, Đức, ông Bernd Mueller nhìn chăm chăm vào các con số vùn vụt chạy trên bảng điện tử: 22 euro, 23 euro, 24 euro. Những con số cho thấy lượng xăng đổ vào bình đang tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với trước. Ông cảm thấy như bị móc túi. Cụ ông 80 tuổi cho biết: “Tôi sẽ bỏ xe ô tô vào tháng 10, tháng 11 này”.
Vận dụng đủ cách để đỡ tốn nhiên liệu
Trên toàn cầu, những người lái xe như Mueller đang suy tính lại về thói quen và tình hình tài chính cá nhân trong bối cảnh giá xăng và dầu diesel tăng chóng mặt - bắt nguồn từ cuộc chiến ở Ukraine và cuộc phục hồi toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Giá năng lượng là một động lực chính của lạm phát đang tăng trên toàn thế giới và khiến chi phí sinh hoạt ở khắp nơi trở nên đắt đỏ hơn.
Một tài xế xe công nghệ ở Việt Nam đã tắt ứng dụng gọi xe vì không muốn đốt nhiên liệu đắt đỏ trong những giờ cao điểm. Một gia đình ở Pháp giảm bớt quy mô của kỳ nghỉ tháng Tám. Một nhà thiết kế đồ họa ở California tính thêm giá xăng vào chi phí đi gặp khách hàng. Một người mẹ ở Rome đang cân nhắc chi phí đưa con trai đi cắm trại, đã nghĩ đến một bữa pizza đơn giản.
Những quyết định được đưa ra trên khắp nền kinh tế thế giới cũng đa dạng như chính người tiêu dùng và các quốc gia, nhưng có một điểm chung: Đi bộ nhiều hơn; đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt; lôi chiếc xe đạp phủ bụi xuống; nhấn ga xe đều hơn để tiết kiệm nhiên liệu, hay cân nhắc xem chuyến đi có đáng không; hoặc thậm chí bỏ hẳn ô tô.
Đối với hàng triệu người không được tiếp cận với phương tiện giao thông công cộng hoặc không thể bỏ đi ô tô, giải pháp là nghiến răng trả tiền xăng và cắt giảm chi tiêu ở những khoản khác.
Nguyễn Trọng T., một lái xe Grab ở Hà Nội cho biết anh tắt ứng dụng trong giờ cao điểm: “Nếu bị kẹt xe, phí chở không bù lại tiền xăng cho chuyến đó”, anh nói. Nhiều lái xe khác cũng tắt ứng dụng như T., khiến khách hàng gặp khó hơn khi đặt xe giờ cao điểm.
Ở Manila, anh Ronald Sibeyee từng chi 900 peso (gần 17 USD) tiền dầu mỗi ngày cho chiếc xe jeepney sặc sỡ, một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Philippines, lấy cảm hứng từ những chiếc xe jeep mà quân đội Mỹ bỏ lại sau Thế chiến thứ 2. Hiện giờ, anh phải chi 2.200 peso (41,4 USD) cho chừng đó dầu diesel.
'Đó lẽ ra đã là thu nhập của chúng tôi. Giờ thì không còn gì”, Sibeyee than. Thu nhập của anh đã giảm khoảng 40% do giá nhiên liệu tăng cao.
Giá xăng và dầu diesel là một phương trình phức tạp của chi phí dầu thô, thuế, sức mua và sự giàu có của từng quốc gia, trợ cấp của chính phủ và mức chi phí của những bên trung gian như nhà máy lọc dầu. Dầu được định giá bằng đô la, vì vậy nếu một quốc gia là nhà nhập khẩu năng lượng, thì tỷ giá hối đoái đóng một vai trò nhất định. Đồng euro yếu hơn gần đây là một phần đẩy giá xăng dầu ở châu Âu lên cao.
Nguy hiểm nhất là các yếu tố địa chính trị, chẳng hạn như cuộc chiến ở Ukraine. Kế hoạch cấm vận dầu của phương Tây đã làm chao đảo các thị trường năng lượng vốn đang phải đối mặt với nguồn cung khan hiếm do công cuộc phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch.
Giá dầu thô trên toàn cầu là khoảng 110 USD / thùng, nhưng không có mức giá chung nào ở các trạm xăng toàn cầu do chính sách thuế và các yếu tố khác. Ở Hong Kong và Na Uy, người dân có thể phải trả hơn 10 USD cho mỗi gallon (1 gallon = 3,78 lít). Ở Đức, mức giá có thể vào khoảng7,5 USD mỗi gallon, và ở Pháp, khoảng 8 USD. Ở Mỹ, dù thuế nhiên liệu thấp hơn khiến giá xăng rẻ hơn, ở mức 5 USD/gallon, nhưng đây vẫn là mức giá kỷ lục ở nước này.
Người dân ở các nước nghèo chắc chắn là những người nhạy cảm nhất với giá năng lượng tăng cao, nhưng lúc này người dân châu Âu và Mỹ cũng đang bất an không kém.
Charles Dupont, quản lý một cửa hàng quần áo ở vùng Essonne, phía nam Paris, buộc phải đi làm bằng ô tô riêng. 'Tôi tập kiểu ‘lái xe sinh thái’, nghĩa là lái xe chậm hơn và tránh phanh gấp', anh nói.
Những người khác thì cố gắng vận dụng tất cả những gì có thể để giảm tốc độ vơi xăng. Cô Letizia Cecinelli, đang đổ xăng tại một trạm ở Rome, cho biết cô chuyển sang xe đạp và cố gắng giảm các chuyến xe ô tô không thực sự cần.
Giá xăng dầu cũng có thể mang động lực chính trị. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc đẩy Saudi Arabia bơm thêm dầu thô để giúp hạ giá nhiên liệu. Ông đã quyết định đến vương quốc Arab này vào tháng tới sau khi liên minh OPEC + do Saudi Arabia dẫn đầu quyết định tăng sản lượng. Mỹ và các quốc gia khác cũng đã xả dầu từ nguồn dự trữ chiến lược, nhưng điều này chỉ giúp phần nào chứ không mang tính quyết định.
Một số quốc gia áp đặt giới hạn giá nhiên liệu, như Hungary. Tại Đức, chính phủ đã cắt giảm thuế 35 cent / lít đối với xăng và 17 cent đối với dầu diesel.
Đức cũng đã áp dụng giảm giá vé tháng 9 euro cho các phương tiện giao thông công cộng, khiến các nhà ga và xe lửa đông đúc vào dịp nghỉ lễ cuối tuần gần đây. Chương trình này kéo dài trong ba tháng.
Trên thực tế, mọi người vẫn đang đổ xăng nhiều không kém trước khi xảy ra đại dịch, theo Hiệp hội các trạm xăng của Đức. “Mọi người đang đổ xăng nhiều như trước - họ càu nhàu nhưng họ đang chấp nhận điều đó,” phát ngôn viên của hội, ông Herbert Rabl nói.
Có triển vọng nào hạ giá xăng không
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc cuộc chiến ở Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng một lượng dầu của Nga gần như chắc chắn sẽ bị mất khỏi thị trường vì Liên minh châu Âu, khách hàng thân thiết và lớn nhất của Nga, đã tuyên bố sẽ chấm dứt hầu hết các giao dịch mua từ Moskva trong vòng 6 tháng.
Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc đang mua nhiều dầu của Nga hơn. Châu Âu sẽ phải lấy nguồn cung từ một nơi khác, chẳng hạn như các nhà xuất khẩu Trung Đông. Nhưng OPEC +, bao gồm cả Nga, đã không đạt được các mục tiêu sản xuất của mình.
Lúc này, với nhiều người, chi tiêu cho những chuyến đi chơi, hay những kỳ nghỉ hè kéo dài ở châu Âu, đang được đặt lên bàn cân.
Isabelle Bruno, một giáo viên ở ngoại ô Paris, hiện bắt xe buýt đến ga tàu thay vì lái xe mất 10 phút. 'Tôi và chồng thực sự lo lắng về những ngày nghỉ lễ vì chúng tôi thường lái ô tô về thăm gia đình ở miền nam Pháp', cô nói. 'Bây giờ chúng tôi sẽ quan tâm đến vé tàu và chỉ sử dụng ô tô cho những chuyến đi ngắn'.
Link báo gốc:
Copy link
https://ngaynay.vn/the-gioi-dieu-dung-khi-gia-xang-tang-kich-tran-post122053.html
-
1Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam nói gì về vụ ‘chứng khoán Ngô Nam’?
-
2Yêu cầu người dân ký cam kết nếu không tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4, Bộ Y tế nói gì?
-
3Phạt tù 2 mẹ con cào cấu công an phường khi không được nhận tiền hỗ trợ
-
4Lo biến chủng BA.5, người dân TP HCM xếp hàng tiêm vắc-xin Covid-19
-
5Phạt tù chung thân 'nữ quái' lừa đảo hơn 160 tỷ đồng bằng chiêu trò 'chạy vào công an'
-
6Chủ quán bar mang súng đi giao lô ma túy "khủng" cho khách thì bị bắt tại trận
-
7Vụ thiếu niên bị bắn chết trên đường phố: Bắt giữ 7 người
-
8Nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 trên thế giới
-
9Nam Định: Học sinh tắm sông, mất tích ngay ở chân biển cảnh báo 'chết đuối'
-
10Giá xăng được dự đoán sắp giảm 700 đồng/lít
-
114 người bắt "cát tặc" bị phạt tổng 35 năm tù, "cát tặc" bị phạt hành chính
-
12Trụ sở UBND xã ở Quảng Nam bốc cháy trong đêm, nhiều tài liệu bị thiêu rụi
-
13Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 24h tới
-
14Biến đổi khí hậu trầm trọng hơn trong năm 2022
-
15Vụ chết với nhiều vết đạn ở Biên Hòa: 2 nhóm hỗn chiến bằng súng, hung khí
-
16CĐV Pháp chúc mừng 'Messi Việt Nam' và hy vọng anh sẽ tỏa sáng
-
17Kịch bản chống dịch khi biến thể phụ BA.5 xâm nhập nước ta
-
18Bộ Công an bác tin ông Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Quang Tuấn tự tử
-
19Nắng nóng tiếp tục kéo dài, Nhật Bản yêu cầu người dân hợp tác tiết kiệm điện
-
20Từ ngày 1-7, lương tối thiểu vùng tăng 180.000 - 260.000 đồng/tháng