1. Hiểu rõ khả năng của bản thân
Rất nhiều học sinh hiện nay chọn nghề theo cảm tính: hiện tại thích gì thì sẽ chọn ngành nghề liên quan đến cái đó trong tương lai. Chẳng hạn, vì thích đi du lịch nên bạn chọn học du lịch, vì thích sử dụng máy tính nên bạn chọn học công nghệ thông tin… Thực tế mà nói, sở thích mang tính chất nhất thời và sẽ thay đổi dần theo thời gian, môi trường.
Hiểu rõ khả năng bản thân
Trước khi tiếp cận với ngành nghề, các bạn chỉ mới nhìn thấy bề nổi của ngành đó. Nhưng đến khi bước vào học tập và làm việc có thể các bạn cảm thấy bản chất ngành nghề, bạn cảm thấy không đủ sức theo học và làm việc nữa. Để làm tốt một công việc nào đó, đôi khi yêu thích thôi là chưa đủ.
Để không phải mắc phải sai lầm đáng tiếc này trong quá trình chọn ngành và chọn trường, sau khi đã xác định được sở thích của mình, bạn nên tiếp tục hỏi bản thân xem mình đã thực sự hiểu về ngành học đó hay chưa? Hơn thế nữa bạn cần đánh giá năng lực của bản thân cùng những yếu tố khác như khả năng tài chính của gia đình để cân nhắc khi lựa chọn.
2. Linh hoạt khi chọn ngành nghề
Đã có rất nhiều trường hợp thi trượt nguyện vọng 1 cũng không đăng ký nguyện vọng 2 để học trường khác mà tiếp tục 'phục kích' thi lại năm sau. Không chỉ 2 năm mà có những bạn còn thi lại ba đến bốn lần. Có một số học sinh do sở thích hay muốn 'nối nghiệp bố mẹ' nên rất kiên định với một ngành hoặc một trường đại học nào đó.
Linh hoạt khi lựa chọn theo đuổi ngành nghề đam mê
Kiên trì là một đức tính tốt, nhưng đôi khi cũng cần phải 'linh động' thay đổi việc chọn ngành và chọn trường khi mà mục tiêu đó quá khó so với khả năng và vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn thân. Nếu 'lượng sức' không thể đạt được những mức điểm đó thì có thể dự thi vào các trường có điểm chuẩn thấp hơn. Đừng sử dụng quá lãng phí thời gian của mình để giành lấy thứ mà bản thân vốn không thể.
3. Đại học hay Cao đẳng không còn là rào cản
Mặc dù bậc cao đẳng chưa phải là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng sinh viên của các trường cao đẳng có những lợi thế riêng so với sinh viên đại học. Học Đại học hay Cao đẳng cũng vậy, quan trọng nhất là bạn phải học ngành nghề mà mình đam mê, chỉ như vậy mới giúp bản thân có thể phát triển lên được.
Mặc dù bậc cao đẳng chưa phải là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng sinh viên của các trường cao đẳng có những lợi thế riêng so với sinh viên đại học. Khác biệt lớn nhất giữa Đại học và Cao đẳng đó chính là thời gian đào tạo. Thời gian đào tạo hệ Đại học là từ 4 đến 6 năm trong khi thời gian đào tạo của Cao đẳng chỉ là 2,5 đến 3 năm. Tất nhiên, các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp,… hệ Cao đẳng cũng sẽ đào tạo chất lượng không kém Đại học.
Melbourne Polytechnic Việt Nam trao tặng học bổng lên tới 50% cho sĩ tử 2k4 nhập học
Melbourne Polytechnic Việt Nam là đơn vị đào tạo trực thuộc Trung tâm Cao đẳng Quốc tế Trường Cao đẳng FPT Polytechnic – Tổ chức giáo dục FPT (FPT Education). Bên cạnh phát triển chương trình đào tạo song ngữ Việt – Anh được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên đầy chuyên môn và kinh nghiệm, sinh viên Melbourne Polytechnic còn được hưởng rất nhiều lợi thế khi theo học tại trường.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong nước, sinh viên Melbourne Polytechnic Việt Nam có cơ hội học chuyển tiếp lên bậc học cao hơn tại Melbourne Polytechnic Australia với học bổng hấp dẫn.
Năm 2022, Melbourne Polytechnic Việt Nam trao tặng học bổng lên tới 50% cho sĩ tử 2K4 nhập học tại Melbourne Polytechnic Việt Nam. Hiện nhà trường đang có 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Để trở thành sinh viên Melbourne Polytechnic Việt Nam đăng ký tại đây.
Hotline: 0961 398 466