Xoay quanh vấn đề xét tuyển học bạ vào đại học, nhiều ý kiến, nhận định khác nhau về việc có nên sử dụng học bạ để xét tuyển vào các trường đại học, đây là giải pháp'giữ chỗ' trước các kỳ thi, giải quyết tình thế, hay chỉ là câu chuyện chất lượng đầu vào… Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, với những thí sinh, phụ huynh khi đưa ra quyết định nghiêm túc lựa chọn đây là cách thức vào đại học phù hợp sẽ nhận thấy được những ưu điểm nhất định.
Nhìn nhận đúng vai trò của xét học bạ vào đại học
Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều thí sinh, phụ huynh chưa hoàn toàn đặt niềm tin với xét tuyển học bạ, xem điểm thi tốt nghiệp THPT đóng vai trò quan trọng trong xét tuyển vào đại học mà quên rằng điểm học bạ là kết quả của cả một quá trình phấn đấu học tập, không phải dễ dàng trúng tuyển bởi 'may mắn' nhất thời.
Hơn thế, việc 'học tài thi phận' là điều thường gặp phải với nhiều bạn thí sinh, kết quả của bài thi còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sức khỏe, tâm lý và môi trường, chứ không chỉ riêng năng lực. Lúc này, xét tuyển học bạ giúp đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện. Đây chính là cơ hội cần nắm bắt với các bạn thí sinh có năng lực học tập khá, giỏi nhưng đã không thể hiện được hết khả năng của mình trong phòng thi.
Điểm học bạ là kết quả của cả quá trình phấn đấu học tập
Theo ThS. Phạm Doãn Nguyên – Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF): 'Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT không phải là con đường duy nhất vào các trường đại học. Thí sinh nên đăng ký xét tuyển thêm một số phương thức khác như xét tuyển theo học bạ để giảm bớt lực thi cử, nắm bắt thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường học phù hợp. Thực tế hiện nay, khi thí sinh trúng tuyển bằng bất cứ phương thức nào thì cũng học cùng chương trình, giá trị bằng cấp như nhau, thụ hưởng tất cả dịch vụ hỗ trợ sinh viên như nhau. Vì vậy lựa chọn xét tuyển học bạ là sự lựa chọn thông minh, hợp thời điểm hiện nay.'
Chọn thời điểm hay chờ may mắn!
Xét học bạ vào đại học đã trở thành câu chuyện chung của nhiều trường đại học lớn như Đại học Kinh tế, Đại học Mở, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF),… Trong đó, một số trường công lớn thậm chí còn dành chỉ tiêu chỉ xét học bạ cao hơn chỉ tiêu dành cho các kỳ thi, bao gồm thi tốt nghiệp THPT, liệu thí sinh còn bao nhiêu cơ hội cho hướng vào đại học này ở các trường mình mong muốn trước những biến động của dịch Covid.
Theo đó, việc chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của tính thời điểm nên nhiều thí sinh vẫn mang tâm lý 'chờ đợi', trông chờ có kết quả thi tốt nghiệp THPT mới quyết định nên hay không nộp hồ sơ xét tuyển học bạ. Điều này khiến cho các bạn đánh mất cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích.
Xét tuyển học bạ trở nên phổ biến, trường trường áp dụng, người người nộp hồ sơ, tỷ lệ cạnh tranh cũng sẽ gay gắt không kém việc xét điểm thi, điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn đợt trước là điều đương nhiên vì quy tắc xét tuyển từ cao xuống thấp vẫn được áp dụng. Khi ở vào tình huống phải lựa chọn thì cơ hội sẽ trả lời thay cho sự may mắn.
Nhiều thí sinh sớm nắm bắt cơ hội vào đại học khi 'chốt' phương án xét tuyển học bạ
Ngoài cơ hội trúng tuyển đại học, xét học bạ còn có cơ hội sở hữu các suất học bổng giá trị bằng chính năng lực học tập, đặc biệt ngay trong thời điểm hiện tại với những chuyển biến của dịch Covid. Học bổng lên đến 100% học phí của UEF chắc chắn sẽ giảm nhẹ gánh lo tài chính trước thềm nhập học.
Hiện UEF xét tuyển học bạ THPT theo điểm tổ hợp 3 môn năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên và xét tuyển học bạ THPT dựa vào điểm trung bình 5 học kỳ từ 30 điểm trở lên, thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đến 10/7.