Phần I:
Câu 1:
- Thể thơ của tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ: 5 chữ.
- Mạch cảm xúc: Bài thơ mở đầu bằng vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Tiếp đó là cảm xúc của tác giả về mùa xuân của đất nước. Sau đó là những ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả và cuối cùng là lời ngợi ca quê hương đất nước.
Câu 2:
Giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh 'giọt long lanh rơi' là: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt. Qua hình ảnh thơ không chỉ cho ta thấy thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo mà con thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.
Câu 3:
- Tác phẩm viết về mùa xuân: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du; Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng.
Câu 4:
* Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn lập luận tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, có sử dụng một câu bị động và một phép liên kết câu. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung sau:
1. Giới thiệu chung:
+ Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
+ Giới thiệu nội dung nghị luận: vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc tác giả trong khổ thơ thứ 2.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc tác giả:
- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:
'Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao'
+ Hệ thống điệp từ 'mùa xuân', 'lộc': gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi ra những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Hình ảnh 'người cầm súng' 'người ra đồng': được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.
+ Hình ảnh 'người cầm súng': phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Hình ảnh lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.
+ Hình ảnh 'người ra đồng': không khí lao động ở hậu phương. 'Lộc trải dài nương mạ': mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.
+ Điệp từ 'tất cả' + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy 'hối hả' 'xôn xao' diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
- Cảm xúc của nhà thơ: Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.
3. Tổng kết: Khái quát, tổng kết vấn đề.
Phần II:
Câu 1:
- Học sinh có thể chỉ 1 trong 2 phép liên kết sau:
+ Phép nối: Nhưng.
+ Phép lặp: hạnh phúc, gương, soi.
- Trong cụm từ 'tấm gương lương tâm' người viết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
Câu 2:
Điều khiến con người cảm thấy hạnh phúc là:
- Có một gương mặt đẹp soi vào gương.
- Có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.
Câu 3:
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn/bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
* Yêu cầu về nội dung:
- Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.
- Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn là những giá trị ẩn sâu trong mỗi con người, là nét đẹp của phẩm chất con người.
- Vì sao cần phải nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:
+ Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp con người biết lắng nghe, quan sát, không ngừng học hỏi. Từ đó tích lũy thêm nhiều kiến thức.
+ Trong quá trình vun đắp tâm hồn con người sẽ ngày càng trưởng thành, nhẫn nại, kiên trì.
+ Vun đắp vẻ đẹp tâm hồn giúp con người cảm nhận được những giá trị tích cực của cuộc sống, tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa hơn.
+ Khi có một tâm hồn đẹp đồng nghĩa với việc con người có lối sống đẹp từ đó góp phần tạo nên xã hội tích cực.
- Bài học mở rộng:
+ Phê phán những người chỉ đề cao vẻ đẹp hình thức mà không trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, những người sống ích kỉ, giả tạo, vô cảm.
+ Con người cần học cách nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn mình.