Với sự bùng phát nhanh chóng của dịch viêm phổi do virus corona Covid-19, các trường tiểu học và trung học ở nhiều nơi đã tiến hành hoãn thời gian đi học sau Tết của các học sinh. Nhưng thật sự không thể kéo dài vấn đề này được.
Do đó, các lớp học trực tuyến đã bắt đầu phổ biến khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc. Điều này đã khiến nhiều giáo viên có thêm một 'danh tính' mới: Streamer trên mạng internet. Chỉ trong một đêm, hàng trăm nghìn 'tân binh' phải lên mạng để livestream, họ buộc phải tự khám phá con đường giảng dạy đầy khó khăn này.
9 giờ sáng ngày 10/2, 107 học sinh Trường tiểu học thực nghiệm Giang Nam đã ngồi ngay ngắn trước máy tính để theo dõi bài học trực tuyến đầu tiên. Giáo viên nhấn mạnh thời lượng mỗi bài học trực tuyến là 15 phút. Nếu livestream dừng đột ngột hoặc không xem đúng giờ thì phụ huynh có thể xem các video livestream đó sau. Để đảm bảo các tiết dạy và học trực tuyến diễn ra suôn sẻ, các giáo viên của Trường tiểu học thực nghiệm Giang Nam đã chuẩn bị từ 1 tuần trước.
Để đảm bảo các tiết dạy và học trực tuyến diễn ra suôn sẻ, các giáo viên của Trường tiểu học thực nghiệm Giang Nam đã chuẩn bị từ 1 tuần trước.
Với không ít giáo viên, đây là lần đầu tiên họ nghe đến việc dạy học trên mạng internet. Trước đây, không ai nghĩ đến việc những người 'lập trình' linh hồn con người sẽ có ngày phải lên mạng để 'làm việc' như thế này.
Đầu tiên, các giáo viên phải tự tạo các thiết bị livestream mà vật liệu đều có sẵn tại nhà.
Dùng chân quạt bàn để cố định điện thoại khi livestream.
Giá đỡ nhạc cụ cũng được sử dụng để cố định điện thoại.
Đơn giản hơn là dùng 2 cây gỗ...
... hoặc thân cây lau nhà và cửa kính.
Phụ huynh cũng phải trang bị điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy tính để con em mình có thể 'đến lớp'.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu. So với những rắc rối trong lúc livestream thì giai đoạn chuẩn bị không đáng kể. Trước khi bắt đầu các tiết học trực tuyến đầu tiên, tất cả mọi người đều nghĩ về một nền giáo dục công nghệ và hiện đại. Nhưng sau đó, họ đều đã 'phát điên'.
Đôi lúc vì một lý do chủ quan hay khách nào đó mà giáo viên sẽ 'offline' và 'lớp học' đột nhiên kết thúc bằng một màu đen trên màn hình. Không những vậy, đôi khi sẽ có tiếng trẻ em khóc hay tiếng ai đó nói chuyện 'lọt' vào lớp học.
Sự cố bất ngờ luôn có thể xảy ra trong các buổi dạy học trực tuyến. Một giáo viên dạy lớp 9 họ Vương đã chia sẻ, theo thời khóa biểu, cô có một bài giảng trực tuyến dài 50 phút. Vào lúc 8 giờ 10 phút, khi cô sắp livestream thì bất ngờ cúp điện. Mặc dù đã có điện lại sau 3 phút nhưng cũng khiến cô phải lo lắng rất nhiều: 'Bài giảng của tôi nằm trong máy tính và pin không đủ để máy hoạt động 50 phút, điện thoại cũng vậy. Tôi đã định gọi cho ban giám hiệu để thay đổi người dạy...'
Sau sự cố mất điện đó, cô Vương càng suy sụp hơn sau tiết dạy đầu tiên. Mặc dù đã có những buổi dạy trực tuyến thử nghiệm nhưng tình trạng gián đoạn internet trong quá trình phát trực tiếp khiến cô rất lo lắng: 'Tôi chỉ có thể thấy mình trên màn hình, tôi không biết bọn trẻ có nghe giảng hay không, có hiểu và nhớ bài hay không. Tôi không thể kiểm soát được gì cả'. Cô cho biết, không chỉ riêng cô mà còn nhiều giáo viên đang bàn luận về giải pháp giải quyết vấn đề mạng internet. Theo cô Vương, sửa bài tập về nhà cũng là một vấn đề lớn đối với giáo viên và học sinh.
Nhiều học sinh đã kể lại ấn tượng của mình về các buổi học trực tuyến như sau: 'Giáo viên tiếng anh dạy hơn nửa bài mới phát hiện ra mình chưa bật âm thanh', 'Cả lớp chỉ có vài người 'lên lớp' thôi, cả giáo viên cũng không 'lên lớp' luôn. Cuối cùng hủy luôn tiết học đó', 'Giảng viên của chúng tôi quên tắt livestream khi ăn cơm, thế là hơn 400 người đều nghe thấy ông ăn mì xì xụp'...
Để không trì hoãn các bài học của học sinh, nhiều giáo viên ở vùng sâu vùng xa đã lên lên núi để bắt được mạng để giảng dạy.
Để không ảnh hưởng học sinh, nhiều giáo viên phải cố gắng tìm nơi mạng ổn định để livestream
Mặc dù khá lúng túng khi mới bắt đầu livestream dạy học nhưng nhiều giáo viên cũng đã cố gắng điều chỉnh và thích nghi. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, họ không chỉ tìm thấy nhiều phương pháp 'đối phó' mà còn có nhiều kỹ thuật giảng dạy đặc biệt.
Hiện tại, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều đang cố gắng thích nghi với việc dạy và học qua internet, cố gắng để quen với việc học tập rất khác biệt với trước đây. Mặc dù các tiết học trực tuyến rất ngắn nhưng giáo viên phải chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó, nhiều cư dân mạng tuyên dương sự cống hiến của các giáo viên nhưng việc giảng dạy trực tuyến thế này thật sự không có hiệu quả.
Học sinh dễ bị mệt mỏi, đau mắt khi quá trình học trực tuyến kéo dài. Hoặc một số học sinh thiếu tập trung hoặc làm việc khác do không có sự giám sát của người lớn.
Nguồn: Sohu