Không cho học sinh nam nữ ngồi chung: Giáo dục giới tính thế nào cho đúng?
Liên quan tới quy định 'không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn' của một trường học, chuyên gia cho rằng, giáo dục giới tính thay vì “cấm”, nhà trường cần đặt vấn đề “làm thế nào cho đúng”.
04/11/2022 10:51

'Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng'.
Đây là một trong các quy định được Ban giám hiệu Trường THPT Dương Văn Thì (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) dành cho các giáo viên chủ nhiệm nhằm quản lý học sinh được chia sẻ trên mạng xã hội trong 2 ngày nay.
Quy định này đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với nhiều ý kiến tranh luận, đặc biệt từ phía học sinh. Nhiều học sinh cho rằng, quy định này thiếu nhân văn, là biểu hiện của sự kỳ thị giới tính.
Theo các chuyên gia, giáo dục giới tính trong trường phổ thông rất quan trọng, song xét về hiệu quả giáo dục, việc cấm đoán chưa bao giờ là giải pháp hữu hiệu.
Trả lời báo chí, lãnh đạo Trường THPT Dương Văn Thì xác nhận, đây là tin nhắn trao đổi công việc trong nội bộ trường gửi giáo viên chủ nhiệm nhằm điều chỉnh học trò có một môi trường sinh hoạt lành mạnh và an toàn.
Theo lý giải của nhà trường, những tuần qua, xuất hiện tình trạng một vài học sinh có những mối quan hệ trên mức tình bạn, cư xử chưa đúng đắn, hiệu trưởng cảm thấy cần phải định hướng cách cư xử của các con sao cho không tổn hại đến sức khoẻ các con. Trong khi đó, bàn ghế trong lớp còn để trống nhưng các con ngồi chật chội nên hiệu trưởng nhắc nhở, mong thầy cô bố trí sao cho con ngồi thoải mái nhất.
Lãnh đạo nhà trường cho biết do cách dùng từ không khéo nên học sinh chưa hiểu đúng, lại nghĩ là kỳ thị giới tính.
Theo các chuyên gia, giáo dục giới tính trong trường phổ thông rất quan trọng, song xét về hiệu quả giáo dục, việc cấm đoán chưa bao giờ là giải pháp hữu hiệu.
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết Online, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, nhà trường không nên đưa ra quy định này, vô tình tạo ra những suy nghĩ không tốt cho học sinh.
TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh, giáo dục là phương pháp linh hoạt. Tùy từng đối tượng học sinh mà thầy cô, nhà trường đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Trong đó, không cho học sinh nam, nữ ngồi chung bàn không phải là biện pháp phổ biến.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng.
Cụ thể tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, việc giáo dục giới tính cho học sinh luôn được nhà trường chú trọng qua các giờ học riêng, các buổi chuyên đề, cuộc thi ứng xử… Phòng Tham vấn tâm lý học đường của trường được bố trí đội vụ giáo viên, chuyên viên có chuyên môn, luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng học sinh, đặc biệt với những em có vướng mắc, tâm tư, điều khó nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, trong lớp học, việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh cần để giáo viên chủ nhiệm được toàn quyền quyết định. Khi quan sát thấy có mối quan hệ tình cảm nảy sinh giữa học trò hoặc vấn đề khác, thầy cô có thể đảo chỗ ngồi phù hợp. Học sinh có học lực kém có thể ngồi với học sinh học giỏi hơn; học sinh nghịch ngợm thì ngồi với học sinh chín chắn hơn. Nhà trường không nên can thiệp tới quyền này của giáo viên chủ nhiệm.
Ở bậc THPT, sự phát triển tâm sinh lý của các em trong giai đoạn này vô cùng phức tạp. Nhà trường không thể cấm các em có tình cảm trên mức tình bạn. Việc ngăn cấm càng làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực. Liệu rằng ngoài giờ học, nhà trường có ngăn cấm và quản lý được hay không?
Vì vậy, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, giáo dục giới tính thay vì 'cấm', nhà trường cần đặt vấn đề 'làm thế nào cho đúng'.
Chuyên gia này cho rằng, giáo dục giới tính rất quan trọng và là cả quá trình và cần thực hiện ngay từ bậc tiểu học. Mỗi cấp học, nhà trường cần có các bài học về giáo dục giới tính ở mức độ khác nhau. Bằng những lý lẽ, câu chuyện, hoạt động trải nghiệm, lồng ghép vào các bài học… sẽ giúp học sinh nhận thức và có cách đối xử phù hợp với bạn khác giới.
'Các em được quyền có tình bạn, nhưng tình yêu có những suy nghĩ chín chắn – đó là lời khuyên, lời dẫn dụ đòi hỏi giáo viên cần hết sức tế nhị, không can thiệp thô bạo để học sinh tự nhận thức sâu sắc', TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
Đồng thời ông cũng cho rằng, trong việc giáo dục giới tính cũng cần sự chung tay phối hợp giữa gia đình và nhà trường, nắm bắt tâm lý học sinh để có những cách làm phù hợp.
Link báo gốc:
Copy link
http://daidoanket.vn/khong-cho-hoc-sinh-nam-nu-ngoi-chung-giao-duc-gioi-tinh-the-nao-cho-dung-5701089.html
-
1HUTECH tổ chức loạt sự kiện ấn tượng chào đón tuổi 30
-
2Hôm nay (15/4), mở cổng đăng ký thử dự thi tốt nghiệp THPT 2025
-
3Phụ huynh có thể giám sát quản lý dạy thêm qua phần mềm
-
4Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước nhưng cũng phải nhanh chóng
-
5Thời khóa biểu tiểu học: Không bắt buộc sáng 4 tiết, chiều 3 tiết
-
6Hà Nội: 70 trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10
-
7Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025: Cao nhất 1.060 điểm, thấp nhất 40 điểm.
-
8Học sinh TP HCM thích thú trải nghiệm những 'open tour' đặc biệt
-
9Bộ GDĐT cảnh báo thông tin giả mạo về chương trình học bổng tiếng Anh
-
106 điểm đăng ký thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh Hà Nội học chương trình cũ
-
11Đà Nẵng lại xuất hiện hình ảnh 'bữa ăn bán trú lèo tèo'
-
12Con đánh, xúc phạm bạn, phụ huynh vẫn nghĩ 'con tôi ở nhà ngoan lắm'
-
13Trường ĐH ở Anh quốc tuyển sinh với học bổng 40%
-
14Hơn 1.200 học sinh tỉnh Khánh Hòa được thông tin về tình hình biển, đảo
-
15Ngày 16-4, ĐHQG TP HCM công bố điểm đi đánh giá năng lực đợt 1
-
16Những nét vẽ xanh chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
17TP Hồ Chí Minh khảo sát trình độ tiếng Anh của hơn 47.000 giáo viên
-
18Hơn 160.000 thí sinh đã đăng ký 'thử' thi tốt nghiệp THPT 2025 trực tuyến
-
19Khởi động Giải thưởng IELTS Prize 2025
-
20Tưng bừng sắc màu Tết cổ truyền Lào - Campuchia ngay tại TP HCM
- Kịch bản của 'nữ quái' lừa bán người sang Myanmar hoạt động lừa đảo
- Bắt giam nhóm thanh niên sử dụng ma túy
- Bắt nhiều đối tượng trốn truy nã trong cao điểm tấn công tội phạm
- Giá rẻ như Deepseek cũng khóc thét trước AI đặc biệt này của Nga
- Tuyên tử hình đối tượng Võ Kiên Nhẫn
- Quyền Linh khẳng định không quảng cáo sữa giả
- Khởi tố giám đốc, kế toán Công ty Cổ phần vận tải Hòa Thịnh Phát
- Công an tỉnh Quảng Nam bắt đối tượng truy nã đặc biệt
- Cựu nhân viên ngân hàng ở Quảng Nam bị truy nã đặc biệt đã bị bắt
- Giấu 100 kg ma túy trong thùng đựng xoài
- TP HCM: Xúc động hình ảnh bản đồ Tổ quốc được xếp bởi học sinh tiểu học
- Lan can rơi làm 3 nữ sinh nhập viện: Trách nhiệm thuộc về ai?
- Vừa gây sốt với 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', 'Gwan Sik' Park Hae Joon tái xuất với hình tượng mới lạ
- Nam sinh lớp 7 cùng bạn đi tắm biển thì gặp nạn
- Dùng súng chống trả lực lượng chức năng khi bị vây bắt ma túy
- Đại tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra động viên các khối diễu binh
- Điều tra nhóm thanh niên xông vào quán ăn đâm chết người
- Phạt tiền hai đối tượng khai thác gần 3.000m3 cát bãi bồi Sông Ba
- Tử hình hai đối tượng trong đường dây vận chuyển hơn 100 kg ma túy tại TPHCM
- Mạo danh cán bộ Trung ương, họp dân trái phép để 'đòi quyền lợi'
- Trường Cao đẳng Bắc Giang: Đào tạo y tế chuyên sâu
- Hà Nam chuẩn bị đấu giá 11 khu vực mỏ khoáng sản
- Công Phượng 'truyền lửa' cho bóng đá học đường ở lễ ra mắt giải UEH League 2025
- Bắt 10 đối tượng mang dao đuổi đánh nhau, 1 người bị thương
- Tò mò chim đuôi cụt bụng đỏ 'quý hơn vàng' được giao nộp ở Huế
- Cũng liên quan kẹo rau củ, 'đại gia quận 7' Đoàn Di Băng bị 'đào' lại clip
- Xe tải trọng lớn 'tung hoành' các tuyến đường trọng điểm ở Đà Nẵng
- Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc nói gì về việc nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng sự thật?
- Phú Thọ sắp đấu 291 lô đất, khởi điểm cao nhất 12 triệu/m2
- Sự thật thú vị ít người biết về thiên tài Albert Einstein
- Tập 3 'Mẹ vắng nhà Ba là siêu nhân 2025': Đậu tính nhẩm cực siêu; Bún chăm chút cho bạn thỏ
- Cứu quả bóng trong trận Pickleball trên tàu du lịch, du khách lao người xuống vịnh Hạ Long
- Chi tiết mức quy đổi điểm IELTS vào các trường đại học 2025
- Chèo thuyền trên ao, một học sinh ở Hải Dương bị đuối nước tử vong
- Xét xử vụ xây dựng hơn 500 biệt thự, nhà trái phép ở Đồng Nai
- Ahreum (T-ara) bị kết án lừa đảo
- Bé 1 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng nhà dân ở Nghệ An
- CLIP gần 1 phút ghi lại cảnh tên cướp cuỗm 2 chiếc điện thoại iPhone của chủ quán cà phê
- G-Dragon âm thầm ủng hộ Lisa (BLACKPINK)
- Thiều Bảo Trâm khoe 'giao diện cô dâu', ẩn ý chuyện tình cảm
- Bạn gái hot gymer của cầu thủ Văn Thanh giàu cỡ nào?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo 17/3/2025: Sư Tử thiếu lập trường
- Một học sinh ở Huế mất tích khi đi tắm biển cùng nhóm bạn
- Gặp lại kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập cách đây 50 năm
- Tạm giữ nghi phạm liên quan cái chết của đại úy công an
- Có gì trong ngôi nhà chính Tây vẫn 'thừa sức' mát mẻ?
- Nhan sắc xinh đẹp, quyến rũ của Hoa hậu Thiên Ân ở tuổi 25
- Phát hiện mới hợp chất tự nhiên ức chế tế bào ung thư gan
- Đám cưới độc lạ rước dâu bằng Metro gây xôn xao mạng xã hội
- Cố GS Thái Trần Bái: Cây đại thụ ngành động vật học Việt Nam