Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024 tiếp tục giữ ổn định
Về định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm tới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa khẳng định sẽ kế thừa những thành công của năm 2022 và có điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn; trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
08/09/2022 14:44

Thí sinh dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: QUANG PHÚC
Trong năm học 2022-2023, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp; xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Trước mắt, về kỳ thi năm 2023 và năm 2024, quan điểm của Bộ GD-ĐT là thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng. Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.
Cũng theo Bộ trưởng, đến năm 2025, kỳ thi sẽ có những thay đổi nhất định. Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc trên nhiều phương diện để đưa ra phương án. Tuy nhiên, nguyên tắc là kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được và có điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp cận theo hướng phẩm chất, năng lực và kỹ năng của học sinh. Do đó, kỳ thi cần gia tăng theo hướng tiếp cận này.
Hiện một vài phương án thi của năm 2025 đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Bộ GD-ĐT cho rằng, điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, nên kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025. Bên cạnh đó, hai phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.
Về đề thi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, công tác ra đề ở một số môn năm 2022 đã có bước đổi mới, từ đội ngũ nhân lực làm đề thi, đến các yêu cầu của đề thi. Đặc biệt, ở hai môn Ngữ văn, Lịch sử có một số điều chỉnh theo hướng phát huy sự sáng tạo ở thí sinh hơn. Một định hướng nữa được đặt ra và cần có lộ trình, tránh gây 'sốc' cho dạy và học, đó là đề thi chú ý đến những phương diện mà người học cần tăng cường sử dụng thiết bị và yếu tố trải nghiệm. Điều này sẽ dần dần khiến nhà trường phải tăng cường thiết bị dạy học, thầy và trò giảm dần yếu tố dạy chay và học chay.
Trước đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản giữ ổn định về phương thức như năm 2021. Đáng chú ý, năm 2022 là năm đầu Bộ GD-ĐT tổ chức đăng ký dự thi trực tuyến, có tới 93,12% thí sinh lựa chọn hình thức đăng ký này trong tổng hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi.
Link báo gốc:
Copy link
http://www.sggp.org.vn/ky-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2023-va-nam-2024-tiep-tuc-giu-on-dinh-840186.html
-
1Một sinh viên bị đuổi khỏi KTX ĐH Bách khoa TP.HCM vì xem phim đồi trụy
-
2Vụ học sinh ăn 'kẹo lạ', Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục chỉ đạo
-
3Chốt thi 4 môn, ôn tập thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học 2025 sẽ ra sao?
-
4Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Đặt quyền lợi người học lên cao nhất
-
5Con bị phạt khi học môn liên kết, phụ huynh gửi đơn đến ban giám hiệu
-
6Đến năm 2030, toàn quốc sẽ có 5 Đại học Quốc gia
-
7Cảnh giác trước tình trạng người lạ cho tiền, rủ học sinh tiểu học đi chơi
-
8Ngoại ngữ không còn là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Có đáng lo?
-
9Ngay trung tâm thành phố, một trường đại học có các khu thực hành 'chất'
-
10Cảnh giác với đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc ngoài cổng trường