Nhiều sinh viên Hàn Quốc bỏ học tại những trường top đầu
Trong 5 năm qua, 2.131 sinh viên đã bỏ học tại ba trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc là Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei.
12/09/2023 08:53

Cuộc đua để vào trường y
Theo dữ liệu do SNU tổng hợp và công bố vào tháng 5 vừa qua, 6,2% trong số 3.606 sinh viên năm nhất của trường vào năm 2023 đã nghỉ học ngay sau khi đăng ký. Tờ Korea Herald dẫn lời các chuyên gia giáo dục tư nhân cho rằng hiện tượng này bắt nguồn từ việc sinh viên sau khi được nhận vào các trường đại học hàng đầu lại chuẩn bị để thi lại đại học.
Ông Lee Man-ki tại Viện Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục Uway cho biết: “Việc nghỉ học ngay sau khi vào SNU, ngôi trường hàng đầu Hàn Quốc, có thể là nỗ lực để được nhận vào các trường y, nha khoa hoặc đông y, vốn yêu cầu điểm cao hơn”.
Vì bác sĩ thường nhận lương cao và có uy tín xã hội ở hầu hết các quốc gia nên việc được khoác chiếc áo blouse trắng là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, ưu ái đối với nghề y rõ rệt hơn nhiều ở Hàn Quốc, nơi điểm chuẩn cho Suneung - kỳ thi đại học – của các trường y cao hơn nhiều so với những khoa khác tại nhóm đại học hàng đầu nước này. Các nhà chức trách đã nỗ lực giải quyết vấn đề này trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
Chương trình học lấy bằng y khoa ở mỗi quốc gia là khác nhau và quá trình này tại Hàn Quốc đã trải qua một số cải cách. Nhưng điểm chính là để trở thành một bác sĩ có trình độ, sinh viên cần phải hoàn thành khóa học sáu năm bao gồm giáo dục đại học, nghiên cứu tiền lâm sàng và đào tạo thực tế.
Điểm Suneung cao là yếu tố quan trọng. Để được nhận vào trường y xếp hạng thấp nhất ở Hàn Quốc, thí cần phải vượt trội hơn 97,7% học sinh tham gia kỳ thi Suneung. Yêu cầu này cao hơn đáng kể so với các khoa khác tại SNU, ở mức 94,3%. Và để được nhận vào trường Y khoa SNU danh tiếng, thí sinh phải nằm trong top 0,8% học sinh điểm cao nhất tại kỳ thi đại học.
Số lượng thí sinh lớn tuổi cũng đang gia tăng. Theo Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc, có 582 người từ 26 tuổi trở lên được nhận vào các trường y năm 2021. Đầu năm 2023, câu chuyện về một người đàn ông họ Gwak vào trường y ở tuổi 45 đã lan truyền trên YouTube. Ông Gwak đã tốt nghiệp SNU và đã làm việc tại một tập đoàn lớn trong 17 năm, chia sẻ: “Sau khi có con gái ở tuổi tuổi 41, tôi bắt đầu lo lắng về tiền bạc”. Ông cho biết bản thân cần một công việc có thể làm việc lâu dài mà không phải lo lắng về tuổi nghỉ hưu.
Ông Seong Gwang-jin từng đứng đầu Viện Giáo dục Daejeon tư nhân, đánh giá rằng việc đóng băng giới hạn hàng năm tuyển sinh đại học y từ 2006 là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng hiện nay. Ông nhận định: “Độ tuổi trung bình và thu nhập đã tăng lên trong xã hội Hàn Quốc, cũng như nhu cầu chăm sóc y tế. Mặt khác, số lượng tuyển sinh tại các trường y vẫn giữ nguyên, điều này khiến nghề y trở thành vị trí được thèm muốn và có thu nhập cao nhất”. Trở thành bác sĩ là một công việc mơ ước, thậm chí ngay cả đối với những người đã có việc làm.
Nỗ lực thay đổi của chính phủ
Trong nhiều năm, chính phủ Hàn Quốc tập trung vào giải pháp cho hai vấn đề: Có quá nhiều sinh viên muốn theo học trường y và có những lời kêu gọi bổ sung thêm bác sĩ trên cả nước, tại sao các trường y lại không nhận nhiều sinh viên hơn? Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc có 2,5 bác sĩ trên 1.000 dân, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của OECD là 3,7 bác sĩ.
Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong vào tháng 6 phát biểu trong một phiên họp Quốc hội rằng với đồng thuận giữa chính phủ và cộng đồng y tế, chỉ tiêu sinh viên vào các trường y sẽ tăng từ năm 2025. Nhưng kế hoạch này đang vấp phải phản ứng dữ dội từ một bộ phận trong giới y tế Hàn Quốc. Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) gần đây đã tổ chức họp báo phủ nhận thông tin cho rằng tổ chức này chấp nhận đề xuất của chính phủ về việc tăng cường chỉ tiêu vào các trường y, đồng thời nói rằng cuộc thảo luận “chỉ mới bắt đầu”. Một giải pháp khác được đề xuất là thành lập một trường y mới do nhà nước điều hành, nhưng KMA cũng phản đối điều này.
Mặc dù có chia rẽ về giải pháp, nhưng nhìn chung mọi người đều đồng ý rằng quá nhiều sinh viên muốn vào trường y không phải là tình huống lý tưởng. Vào tháng 8, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội đã công bố báo cáo trong đó nhận định một số lượng lớn sinh viên ưu tú chỉ nhắm vào trường y là “không tốt cho năng lực cạnh tranh quốc gia”. Việc phần lớn sinh viên tài năng nhất nước chỉ tập trung vào trường y, dẫn đến thiếu hụt nhân tài ở các lĩnh vực khác.
Hàn Quốc có một số trường ưu tú đào tạo các ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Nhưng số liệu thống kê cho thấy một số lượng đáng kể sinh viên ở các trường khoa học này cuối cùng lại trở thành sinh viên y khoa. Các trường đại học phi y tế tại Hàn Quốc được chia thành hai loại chính: loại thứ nhất tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học còn loại thứ hai tập trung vào luật, quản lý kinh doanh và các ngành nhân văn khác.
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội đề nghị chính phủ xem xét kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho sinh viên ngành STEM bằng các khuyến khích kinh tế, chẳng hạn như tăng lương cho các chuyên gia trong lĩnh vực của họ sau khi tốt nghiệp.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp với KMA vào ngày 21/9 về các vấn đề của ngành y. Cả hai bên đang xem xét liệu họ có thể đưa ra những kế hoạch khả thi và hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng tập trung quá mức nhân tài ở các trường y.
Link báo gốc:
Copy link
https://ngaynay.vn/nhieu-sinh-vien-han-quoc-bo-hoc-tai-nhung-truong-top-dau-post138303.html
-
1Uống trà sữa do người lạ đưa, nhiều học sinh nhập viện
-
2Từ hôm nay 21-4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
-
3Sống chung với AI
-
4Công bố kết luận thanh tra về tài chính tại 2 trường THPT ở TP HCM
-
5Trường ĐH Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới giảng dạy, học tập
-
6Lắng nghe 'tiếng mẹ đẻ'
-
7Phương án tuyển sinh vào lớp 10 của 84 trường công tự chủ tài chính và tư thục tại Hà Nội
-
8Cúp Bóng rổ Kun Siêu Phàm – Thêm một sân chơi vui khỏe của thương hiệu Kun
-
9Ngắm những ngôi trường rợp bóng cờ tại TP HCM
-
10Trường học kiểm tra học kỳ II thế nào sau chỉ đạo 'nóng' của Sở GD-ĐT TP HCM?
-
11Lịch thi vào lớp 10 trường THPT chuyên tại Hà Nội 2025
-
12Trường chuyên ở TP Hồ Chí Minh thêm 'hot' nhờ... tuyến Metro số 1
-
13Hơn 280.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 trong ngày đầu tiên
-
14Đắm mình trong dòng sông tuổi thơ qua tác phẩm 'Chuyện ngày bé'
-
15Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT: Đề thi đổi mới, đòi hỏi phải tự học và tự đọc
- Quần thể di tích Hạc Lâm: Dấu ấn thời Lê vùng Kinh Bắc
- Gần 98% cử tri Lâm Đồng tán thành sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông
- Ngắm các nữ quân nhân xinh đẹp luyện tập diễu binh, diễu hành
- Dự án tỉ đô 'đánh thức' núi Chứa Chan
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- Dấu ấn của Giáo hoàng Francis trên phim ảnh
- Dàn nam quân nhân với giao diện 'cực phẩm' chiếm sóng mạng xã hội
- Phóng sự điều tra: Quần thảo lòng sông Thạch Hãn - Thế giới khác trong bóng tối
- Xe chở học sinh bị lật trên Quốc lộ 19
- Louis Phạm diện bikini khoe dáng 'chuẩn từng centimet'
- Bạn gái NSND Việt Anh khoe dáng với áo tắm trên biển
- 'Sững sờ' sanh cổ bằng 2 biệt thự của đại gia Hà Nội
- Những ngày cuối tháng 4, thời tiết TP HCM diễn biến ra sao?
- Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án; bác kháng cáo của SCB
- Hot girl Nghệ An khoe nhan sắc cực phẩm không tì vết
- 4 con của Lý Hải ở biệt thự triệu đô, liên tục đóng phim
- Dự đoán ngày mới 23/4/2025 cho 12 con giáp: Sửu bận rộn
- Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT: Đề thi đổi mới, đòi hỏi phải tự học và tự đọc
- Xoá ngay ứng dụng này nếu không muốn điện thoại bị theo dõi
- 'Bỏ phố về quê' đại gia xây biệt thự gỗ 20 tỷ đẹp mê
- Trúc Anh Mắt biếc khoe ảnh mới với hình ảnh gợi cảm, tự tin
- Cựu hot girl Huyền Lizzie khoe thời trang sân bay 'tuyệt đối điện ảnh'
- Thùy Anh 'đốt mắt' fan với váy ngắn khoe chân dài trên phố
- 'Peter Pan' - bí mật đằng sau tuổi thơ bất tận
- Thực đơn cho cả nhà đổi vị ngày nghỉ lễ
- Cận cảnh tòa lâu đài dát vàng của 'đại gia đồng nát' Nghệ An
- Hoa hậu Đỗ Hà khoe đôi chân dài miên man trên sân pickleball
- Phát hiện giếng cổ xoắn ốc độc đáo ở Bắc Giang, chuyên gia nói gì?
- Mục tiêu doanh thu trăm tỷ, Helio Energy làm ăn sao?
- Nông dân nhặt được viên đá đen sì, cả làng lập tức bị phong tỏa
- Cận cảnh cồn cát, sỏi sông Lô lộ thiên dưới chân cầu Tình Húc
- Đắm mình trong dòng sông tuổi thơ qua tác phẩm 'Chuyện ngày bé'
- Hóa chất trong 3.500 tấn giá đỗ ở Nghệ An nguy hiểm sao?
- Hơn 280.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 trong ngày đầu tiên
- Trường chuyên ở TP Hồ Chí Minh thêm 'hot' nhờ... tuyến Metro số 1
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 11 xe ô tô tông nhau liên hoàn trên cao tốc
- Giá vàng hôm nay 22/04: Tăng dựng đứng?
- Mạnh tay với hành vi lăng mạ trọng tài
- Gấp rút hoàn thành chỉnh trang Bãi Sau Vũng Tàu
- Ẩn họa trên bàn tiệc: Rẻ tiền nhưng đắt mạng
- Hugo Calderano lên ngôi ở World Cup bóng bàn
- Giật mình khi nghe tiếng sét, người đàn ông té xe tử vong
- 99,211% cử tri Hải Dương đồng ý hợp nhất với Hải Phòng
- Ngã ngửa trước loạt ảnh khiến bạn không tin vào mắt mình
- Bình Định đấu giá 25 mỏ khoáng sản, khởi điểm hơn 36 tỷ đồng
- Cảnh sát hình sự 'bắt tại trận' ổ nhóm đang thu tiền bảo kê bãi biển
- Bắt ổ nhóm thu tiền bảo kê tại biển Hải Tiến
- Nữ streamer huyền thoại một thời tái xuất khiến game thủ... dậy sóng
- Loài cá xưa cho lợn ăn nay 250.000 đồng/kg 'tranh nhau mua'
- Tháo dỡ, chuyển đồ đạc khỏi tòa nhà 'hàm cá mập' để chuẩn bị phá dỡ