Nữ giáo viên làm thêm trả học phí cho học sinh nghèo
Uganda - Bằng việc trả học phí cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô giáo Samallie Kasirye đang mang đến cho các em cơ hội cải thiện tương lai và phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo.
01/05/2023 09:35

Khi cô giáo Samallie Kasirye ngồi vào bàn xoay gốm của mình và nhúng tay vào đất sét ướt và lạnh, cô cảm tưởng như được quay trở về quê hương mình. Giáo viên gốc Uganda này xuất thân từ một gia đình lâu đời làm gốm.
"Cha nuôi và bà ngoại của tôi là thợ gốm, họ đã dạy tôi những kỹ năng đó", cô Kasirye nói với ABC news.
Cô Kasirye đã sử dụng kỹ năng làm gốm của mình để đưa những đứa trẻ nghèo ở một ngôi làng xa xôi bước chân vào trường học.
Bằng cách bán những tác phẩm gốm của mình và dạy nghệ thuật gốm sứ bên ngoài căn nhà ở TP Cairns (Australia), cô Kasirye có thể chi trả học phí của những đứa trẻ Uganda sống tại ngôi làng quê nghèo của cô ở Kalapata- một cộng đồng xa xôi ở phía Đông Bắc Uganda.
Cô Kasirye cho biết giáo dục là cơ hội thay đổi cuộc đời cho học sinh nghèo. Nêu không, những em này sẽ mãi luẩn quẩn trong vòng nghèo khó.
Bị mẹ cho đi ngay khi còn nhỏ, bản thân cô Kasirye được một cặp vợ chồng khá giả nhận nuôi và cho ăn học đầy đủ. Cô cũng được gia đình mới tạo điều kiện sang Australia du học.
“Bố mẹ nuôi luôn đảm bảo rằng tôi sẽ được về thăm mẹ ở quê và từ khi còn rất nhỏ, tôi đã nhận ra mình rất may mắn khi được nhận làm con nuôi vì rất nhiều cô gái trong làng đã đi lấy chồng từ khi còn rất trẻ”, cô nói.
Cô Kasirye đã sống ở Australia trong hơn 30 năm, nhưng cô không ngừng nhắc nhở bản thân rằng cuộc sống của mình có thể khác biệt như thế nào nếu không được học hành.
Trẻ em sống ở làng Kalapata của Uganda được tổ chức từ thiện của cô Kasirye tài trợ.
“Sau khi ở Australia 10 năm, tôi nhận ra mình thật may mắn, vì vậy tôi nghĩ mình phải làm gì đó để giúp những cô gái có hoàn cảnh giống tôi. Không có giáo dục, những đứa trẻ này sẽ không có tương lai”, cô Kasirye nói.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mang thai ở tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bé gái vị thành niên ở Uganda. Cứ 4 cô gái tuổi từ 15-19 thì có 1 người đã có con.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những thách thức về chất lượng giáo dục: chỉ khoảng 50% học sinh tiểu học thành thạo đọc viết và tính toán, theo một cuộc khảo sát năm 2018 do chính phủ Uganda thực hiện.
Kể từ khi thành lập Viện từ thiện dành cho trẻ em Kalapata, nữ giáo viên Kasirye đã quyên góp được hàng ngàn USD để giúp một số trẻ em đi học tiểu học và trung học, đồng thời hỗ trợ một số trẻ em hoàn thành chương trình học đại học và tiếp tục kiếm việc làm.
"Cho đến nay, tôi đã giúp ba cô gái tốt nghiệp đại học. Một em là luật sư, người kia là thợ làm tóc và người thứ ba là nhà thiết kế thời trang," cô Kasirye tự hào chia sẻ.
Link báo gốc:
Copy link
https://infonet.vietnamnet.vn/nu-giao-vien-lam-them-tra-hoc-phi-cho-hoc-sinh-ngheo-5018828.html
-
1Xác minh thông tin cô giáo đánh học sinh, xúc phạm phụ huynh là mẹ đơn thân
-
2Trường THPT Chu Văn An yêu cầu lớp 12 Văn trả lại 4,5 triệu đồng/người tiền quỹ phụ huynh
-
3Nhiều trường bỏ hình thức 'kiểm tra miệng' bất chợt đầu giờ
-
4Phản đối kiểu dò bài học sinh theo kiểu 'quay lô tô'
-
5MC ảo phiên bản học sinh đầu tiên tại Việt Nam
-
6Nữ sinh bị hành hung tại hành lang trường học
-
7'Lội ngược dòng' ngoạn mục nhờ công nghệ, Lê Thiên Ân trở thành Thủ khoa đầu vào HUTECH 2023
-
8Lớp học đặc biệt ở xóm Đèo Chim Hút
-
9Phụ huynh gặp khó vì trường dừng dạy bán trú
-
10Hải Phòng: Sở GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm vụ bạo lực học đường
-
11TP HCM yêu cầu giáo viên, học sinh cam kết không sử dụng shisha, thuốc lá điện tử
-
12Hà Nội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT
-
13Mạo danh giáo viên dạy toán trường chuyên đăng tải thông tin mời học online
-
14Tân sinh viên cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo trực tuyến
-
15Quan tâm học sinh cá biệt, học sinh yếu thế nhằm phòng chống bạo lực học đường
-
16Nhà trường lên tiếng thông tin nam sinh bị phó hiệu trưởng tát thủng màng nhĩ ở TP.HCM
-
17Bao giờ học sinh thoát lịch học dày đặc?