Sẽ có phương án thi tốt nghiệp THPT mới vào năm 2025
Đây là thông tin được ông Lê Mỹ Phong - Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đưa ra tại buổi họp báo về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.
08/07/2022 21:44

Tại buổi họp báo diễn ra chiều 8/7 tại trụ sở Bộ GD&ĐT, phóng viên đặt câu hỏi về việc, Bộ GD&ĐT có tính đến phương án trả lại kì thi cho các địa phương hay không và phương án là bao giờ, khi tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn cao đến hơn 90%.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã xây dựng các phương án thi trong năm tới, đặc biệt phương án thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
'Chúng tôi sẽ có phương án thi tốt nhất theo phương án thi mới để phù hợp với chương trình học mới'- ông Lê Mỹ Phong - Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay.
Ông Phong thông tin thêm, về phương án thi năm tới cơ bản được ổn định nhưng sẽ sớm được công bố. Tuy nhiên, năm 2025 sẽ có cách thi hoàn toàn mới.
Ông Lê Mỹ Phong - Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng nói về phương án thi mới vào năm 2025.
Cũng tại họp báo, phóng viên đưa ra câu hỏi về việc liệu rằng đề thi năm nay có những câu hỏi khó, phân loại cao hơn năm 2021, theo như nhận xét của nhiều giáo viên sau khi kết thúc phần thí sinh làm bài thi.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, từ nhiều năm nay việc kiểm tra đánh giá luôn theo ma trận đề. Đề thi cần đáp ứng 4 yêu cầu: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Ma trận này được các nhà trường được thầy cô đưa ra đánh giá qua các bài kiểm tra trong quá trình học. Và đề thi của kì thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua đều áp dụng theo cách này
Nội dung đề thi năm nay nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; các nội dung dạy học được tinh giản do tác động của dịch COVID-19 không được đưa vào đề thi năm nay.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học trao đổi về tính phân hoá trong đề thi.
Ông Thành cho rằng, chuyện dạy học trong bối cảnh đa dạng trên toàn quốc, trong dịch có tỉnh, thành phố nghỉ trực tuyến dài nhưng có nơi dạy trực tiếp nhiều. Việc đi học lại cũng có nhiều nơi tổ chức ôn tập và bổ trợ cho học sinh khác nhau dẫn đến chất lượng học nhiều nơi ở mức độ khác nhau.
'Khi làm đề thi nếu chúng ta làm đề để phù hợp với đối tượng thấp hơn thì không đảm bảo công bằng với những học sinh ở mức có kiến thức cao hơn. Về nguyên tắc đề thi vẫn đảm bảo theo như ma trận đáp ứng 4 yêu cầu. Nếu đề thi không có độ phân hóa tốt thì có thể nhiều em trình độ khác nhau lại cùng đạt điểm tối đa thì sẽ không công bằng. Do đó, việc đề thi mang tính phân loại ở đây không chỉ mục đích phục vụ xét tuyển trong công tác tuyển sinh đại học', ông Thành khẳng định.
Link báo gốc:
Copy link
https://vtv.vn/giao-duc/se-co-phuong-an-thi-tot-nghiep-thpt-moi-vao-nam-2025-20220708193031017.htm
-
1TP.HCM: Đưa chương trình dự bị đại học vào trường công lập
-
2Xét tuyển đại học sau năm 2025: Kỳ thi đánh giá năng lực sẽ ra sao?
-
3Thiên đường kèn hồng rực rỡ ‘đốn tim’ giới trẻ Sài Thành
-
4Nghiên cứu của Đại học Oxford chỉ ra nguyên nhân trẻ học kém
-
5Lệ phí các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy năm 2023 ra sao?
-
6Nữ sinh lớp 9 đánh cô giáo dã man đến mức gãy chân
-
7ChatGPT - thành tựu đột phá mới của AI có thay đổi cách DẠY và HỌC?
-
8Thi tốt nghiệp THPT: Sửa đổi quy chế cho phù hợp
-
9Không luyện đề thi năng lực dưới mọi hình thức
-
10Cà Mau: 'Nóng' vụ hiệu trưởng nhắn tin 'nội dung nhạy cảm' với giáo viên
-
11Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 97 bậc trong bảng xếp hạng Webometrics
-
12Chủ nhân 8.5 IELTS chỉ ra sai lầm 'ước gì biết được khi mới bắt đầu học'
-
13Vĩnh Long: Phụ huynh vào trường tát 2 học sinh vì mâu thuẫn với con mình
-
14Nhiều học sinh lựa chọn môn Vật lý
-
15TP Hồ Chí Minh không tuyển đủ giáo viên