Học sinh thi khoa học kỹ thuật: Mua bán dự án hòng kiếm suất 'tuyển thẳng'?
Những đề tài tham dự các cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế của học sinh phổ thông thu hút sự quan tâm của nhiều người những ngày qua. Trong khi đó, nhiều đề tài khoa học kỹ thuật được rao bán công khai trên các hội nhóm ở mạng xã hội.
19/05/2022 18:15

Đề tài khoa học kỹ thuật mua bán như 'hàng chợ'
Trên mạng xã hội Facebook, không khó để tìm mua một đề tài khoa học kỹ thuật. Chỉ cần gõ từ khóa 'sáng tạo khoa học kỹ thuật' trên phần tìm kiếm của Facebook, người dùng dễ dàng tìm kiếm rất nhiều hội nhóm công khai rao bán các đề tài khoa học kỹ thuật.
Tìm hiểu trên một nhóm có tên 'Sáng tạo khoa học kỹ thuật' với hơn 13,8 nghìn thành viên, phóng viên ghi nhận, mỗi ngày có hàng chục người đăng thông tin mua - bán các đề tài khoa học kỹ thuật, đa dạng ở các lĩnh vực. Giá các đề tài từ vài trăm cho tới vài triệu đồng, tùy vào các cấp dự thi.
Người mua đăng thông tin tìm kiếm dự án khoa học kỹ thuật trên mạng xã hội.
'Mình muốn kiếm dự án thi khoa học kỹ thuật quốc gia đề tài kỹ thuật, phần mềm. Anh chị nào có cho mình tham khảo nhé', 'Mình đang cần sản phẩm thuộc lĩnh vực dụng cụ sinh hoạt gia đình, đồ chơi trẻ em, sản phẩm thân thiện với môi trường', 'Tôi cần đề tài dự thi cấp tỉnh và cấp quốc gia'…
Những nội dung đăng tải như thế này của người mua lập tức nhận được nhiều lời mời chào của người bán như: 'Mình có sản phẩm và full hồ sơ lĩnh vực tin học, sản phẩm thân thiện với môi trường cấp THCS, tiểu học đã đạt giải, bạn nào cần inbox mình nhé', 'Em có cả hồ sơ đầy đủ luôn'…
Đáng bàn là không phải đến bây giờ hoạt động mua-bán các đề tài khoa học kỹ thuật mới diễn ra mà đã tồn tại công khai nhiều năm qua. Theo tìm hiểu, nhóm 'Sáng tạo khoa học kỹ thuật' nói trên hoạt động từ tháng 11/2014.
Được giới thiệu là nhóm Club Ươm mầm khoa học kỹ thuật phổ thông nhưng thực chất nhóm 'Sáng tạo khoa học kỹ thuật' là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm dự thi khoa học kỹ thuật thay vì chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo như tên gọi của nó.
Mặc dù là sân chơi dành cho học sinh nhưng trên những hội nhóm như thế này, thành viên tham gia chủ yếu là giáo viên ở các trường phổ thông, phụ huynh học sinh. Thậm chí có nhiều người rao bán các dự án đã đoạt giải.
Trên các hội nhóm mạng xã hội, có người rao bán những dự án đã đoạt giải.
Ở một nhóm công khai khác có tên 'Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật - sáng tạo thanh thiếu niên' có hơn 3,1 nghìn người tham gia, thành viên Nhật Thủy N. đăng tải: 'Chào quý thầy cô, em có bài thi khoa học hành vi đoạt giải Nhì cấp tỉnh thành. Bài học sinh vừa thi, đảm bảo không trùng, đầy đủ tài liệu (có phí ạ). Mỗi tỉnh em chuyển giao cho một thầy cô'.
Nội dung này thu hút hàng chục thành viên bình luận với nội dung ngỏ ý trao đổi riêng để thỏa thuận.
Trước hoạt động mua bán sôi nổi, nhiều thành viên bày tỏ ý kiến bất bình khi những đề tài khoa học được mua bán như ngoài chợ.
'Mua như này không đáng để nhận giải cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia đâu', thành viên Phan Đình Mạnh bình luận.
Lo ngại tính trung thực của sân chơi dành cho học sinh
Trong nhóm 'Sáng tạo khoa học kỹ thuật', thành viên Phạm Gia K. đăng dòng trạng thái với thắc mắc: 'Tại sao các thầy cô lại đi mua sản phẩm khoa học kỹ thuật'.
Theo thành viên này, anh đã từng dự thi và thấy đa số sản phẩm đều đã qua mua bán. Đáng lẽ những sản phẩm mua bán không xứng đáng được giải nhưng những sản phẩm này không những được giải mà còn được giải cao hơn những sản phẩm mà học sinh tự lên ý tưởng, tự thực hiện một cách nghiêm túc.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được Bộ GDĐT tổ chức lần đầu tiên vào năm học 2011-2012.
Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tuy nhiên sau 10 năm tổ chức, cuộc thi này liên tục vướng những lùm xùm xung quanh các đề tài đoạt giải.
Đề tài 'Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt' do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế ISEF 2022.
Vào năm 2019, nhiều dự án đoạt giải cuộc thi bị phụ huynh học sinh chỉ ra là bị trùng lặp với những nghiên cứu đã được công bố trước đó, trong đó có 5/15 giải Nhất, 10 giải Nhì và 4 giải Ba. Nhiều người đã gửi đơn kiến nghị Bộ GDĐT thẩm định lại những đề tài này, tuy nhiên kết quả không thay đổi.
Đến năm 2021, khi cuộc thi vừa kết thúc, dư luận cũng râm ran về những đề tài nghiên cứu khoa học được 'gắn mác' học sinh dự thi ở sân chơi này.
Không chỉ dừng lại ở việc đề tài vượt quá tầm học sinh phổ thông, tương đương luận án tiến sĩ, nhiều đề tài được giới chuyên gia, dư luận phát hiện giống với những dự án khác đã đoạt giải ở cuộc thi này những năm trước.
Đơn cử như dự án có tên 'Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà' đoạt giải Nhất cuộc thi cấp quốc gia năm 2021 tương tự với dự án 'Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân' đoạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật tỉnh Ninh Bình năm 2019.
Cả 2 dự án này đều của học sinh Trường THPT Hoa Lư A (tỉnh Ninh Bình) và đều cùng một giáo viên hướng dẫn.
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm nay kết thúc với 12 giải Nhất, 15 giải Nhì, 17 giải Ba, 27 giải Tư và 23 giải Triển vọng ở tất cả các lĩnh vực đăng ký dự thi.
Đọc các dự án đoạt giải và 7 dự án Việt Nam gửi tham gia ISEF năm nay, GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam rất bất ngờ khi những dự án nghiên cứu này đều được thực hiện bởi học sinh phổ thông.
Chuyên gia này đặt câu hỏi: 'Với độ tuổi từ 15 đến 18, học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với phòng thí nghiệm, môi trường nghiên cứu, các cơ sở dữ liệu, thử hỏi làm sao nghĩ ra được những đề tài, dự án nghiên cứu có tính chuyên sâu, hàn lâm tới như vậy? Những dự án này có khi những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư cũng ngại ngùng khi bắt tay làm, chưa nói đến những em học sinh cấp 3'.
Liên tục vướng phải những lùm xùm khiến dư luận đặt câu hỏi rằng, liệu các cuộc thi khoa học kỹ thuật có là sân chơi của học sinh hay của những người lớn phía sau? Vì sao sân chơi này lại bị biến tướng trong thời gian qua?
Theo lý giải của nhiều người, quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT có nêu rõ, thí sinh đoạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT sẽ được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi, hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
Với học sinh lớp 9 ở nhiều địa phương, học sinh có giải của các cuộc thi khoa học kỹ thuật sẽ được cộng điểm trong kỳ thi vào lớp 10 THPT. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến sân chơi này ngày càng bị biến tướng.
Trao đổi với phóng viên, một giáo viên bậc THPT ở Hà Nội cho rằng: 'Để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu rất cần đầu tư lớn về thời gian, công sức, trang thiết bị. Nếu học sinh sáng tạo, có thể làm nghiên cứu khoa học từ bậc phổ thông là tín hiệu vui nhưng ngược lại, nếu các em hiểu không đúng về nghiên cứu khoa học thì rất nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là tính trung thực và hiệu quả của một sân chơi dành cho học trò'.
>> Xem thêm: Tạm đình chỉ Phó Hiệu trưởng bị tố 'sàm sỡ' nữ sinh
Link báo gốc:
Copy link
http://daidoanket.vn/hoc-sinh-thi-khoa-hoc-ky-thuat-mua-ban-du-an-hong-kiem-suat-tuyen-thang-5686662.html
-
1HUTECH tổ chức loạt sự kiện ấn tượng chào đón tuổi 30
-
2Hôm nay (15/4), mở cổng đăng ký thử dự thi tốt nghiệp THPT 2025
-
3Phụ huynh có thể giám sát quản lý dạy thêm qua phần mềm
-
4TP Hồ Chí Minh khảo sát trình độ tiếng Anh của hơn 47.000 giáo viên
-
5Hơn 160.000 thí sinh đã đăng ký 'thử' thi tốt nghiệp THPT 2025 trực tuyến
-
6Thời khóa biểu tiểu học: Không bắt buộc sáng 4 tiết, chiều 3 tiết
-
7Hà Nội: 70 trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10
-
8Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025: Cao nhất 1.060 điểm, thấp nhất 40 điểm.
-
9Học sinh TP HCM thích thú trải nghiệm những 'open tour' đặc biệt
-
10Bộ GDĐT cảnh báo thông tin giả mạo về chương trình học bổng tiếng Anh
-
11Khởi động Giải thưởng IELTS Prize 2025
-
126 điểm đăng ký thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh Hà Nội học chương trình cũ
-
13Đà Nẵng lại xuất hiện hình ảnh 'bữa ăn bán trú lèo tèo'
-
14Trường ĐH ở Anh quốc tuyển sinh với học bổng 40%
-
15Con đánh, xúc phạm bạn, phụ huynh vẫn nghĩ 'con tôi ở nhà ngoan lắm'
-
16Hơn 1.200 học sinh tỉnh Khánh Hòa được thông tin về tình hình biển, đảo
-
17Tưng bừng sắc màu Tết cổ truyền Lào - Campuchia ngay tại TP HCM
-
18Ngày 16-4, ĐHQG TP HCM công bố điểm đi đánh giá năng lực đợt 1
-
19Những nét vẽ xanh chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
20Dạy 2 buổi/ngày bậc trung học ở TP Hồ Chí Minh đạt 93%
- Giá xăng hôm nay 17/4: Tiếp đà giảm mạnh?
- Giá vàng hôm nay 17/04: Vàng miếng tiến sát 120 triệu đồng/lượng?
- Cần nhân rộng hơn nữa các mô hình chia sẻ vì cộng đồng
- Bất ngờ với thủ đoạn của đường dây sản xuất thuốc giả 'khủng', thu lời hàng trăm tỉ đồng
- Phú Quốc sẽ sớm có sân bay 10 triệu khách/năm
- Cháy rừng lan từ Hòa Bình sang Hà Nam
- Bếp ăn tập thể Công ty Chee Wah Việt Nam có nhiều vi phạm
- Khánh thành đập Sabo đầu tiên tại Việt Nam, tăng khả năng chống lũ quét
- Quảng cáo Nutri Brain IQ 'chữa bệnh tự kỷ', Bộ Y tế vào cuộc
- Bắt Hải 'Lé' cùng 8 đàn em, thu giữ nhiều súng quân dụng
- Mạo danh người thân nhắn tin lừa 'chạy án'
- Triệt phá đường dây sản xuất thuốc tân dược giả
- Lĩnh án vì trộm cắp điện thoại
- Lĩnh 7 năm tù vì cướp xe đòi nợ
- Nghe kể về người đàn ông lạ mặt, 2 người phụ nữ tung tin có 'bắt cóc'
- Bị 'nhốt' trong ô tô giữa trời nắng, hai bé gái tử vong
- Vạch trần kế hoạch của 'nữ quái' chuyên thuê căn hộ ở Bình Dương để làm điều bất chính
- Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ hơn 24,8kg ma túy và súng đạn
- Ác điểu nguy hiểm nhất hành tinh, gây sát thương chỉ bằng 1 cú đạp
- Tận thấy loại quả lật đổ sầu riêng, soán ngôi 'vua trái cây Việt'
- Triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả 'khủng' hàng trăm tỉ đồng
- Bảo bối săn quái vật Loch Ness mất tích 55 năm bất ngờ lộ diện
- Mãn nhãn nhà phố ngập hơi thở thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
- Khi những vết thương quá khứ trở thành vũ điệu báo thù bí ẩn và chết người
- Giả danh người thân nhắn tin lừa chạy án, chiếm đoạt hơn 4 tỷ
- Kinh hãi khoảnh khắc ngôi nhà mới xây nổ tung, nhiều người bị thương
- Thực phẩm 'đại kỵ' với dưa chuột, nên biết để tránh
- Cái kết vụ khách chơi pickleball trên boong tàu, nhảy xuống vịnh Hạ Long
- Bắt chủ hụi chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng
- Nick Carter bị kiện vì tội tấn công tình dục từ 4 phụ nữ
- TP HCM: Phát hiện tài xế xe buýt số 24 vi phạm nồng độ cồn
- Xử phạt chủ tàu du lịch tổ chức chơi Pickleball trên boong
- Mỹ áp mức thuế 245% đối với hàng hóa Trung Quốc
- Cựu nhân viên ngân hàng sa lưới sau 1 năm trốn truy nã
- Đối tượng bán 8 người sang đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng lĩnh án
- Tạm giữ hình sự đối tượng chống người người thi hành công vụ khiến Đại úy Công an hy sinh
- Bắt tạm giam 2 đối tượng trộm 4 bánh ô tô ở Thái Nguyên
- Truy tìm đối tượng nghi lừa đảo tiền tỷ qua 'chạy' thủ tục về đất
- Mượn máy tính em gái chồng làm việc, tôi ngẩn người khi phát hiện bí mật nhà chồng giấu suốt 2 năm qua
- Đăng tin giả bắt cóc trẻ em, hai phụ nữ bị xử phạt
- Tử hình 1 bị cáo tham gia vận chuyển trái phép hơn 12kg ma túy
- Billboard khen ngợi màn trình diễn của Jennie (BLACKPINK) tại Coachella 2025
- Công bố ca khúc chưa từng phát hành của Đặng Lệ Quân
- Kịch bản của 'nữ quái' lừa bán người sang Myanmar hoạt động lừa đảo
- Bắt giam nhóm thanh niên sử dụng ma túy
- Bắt nhiều đối tượng trốn truy nã trong cao điểm tấn công tội phạm
- Giá rẻ như Deepseek cũng khóc thét trước AI đặc biệt này của Nga
- Tuyên tử hình đối tượng Võ Kiên Nhẫn
- Quyền Linh khẳng định không quảng cáo sữa giả
- Khởi tố giám đốc, kế toán Công ty Cổ phần vận tải Hòa Thịnh Phát