Luyện thi đại học từ khi 9 tuổi - khởi nguồn của bi kịch
Tên của bé gái là Zhang Yiwen. Năm 2016, Zhang Yiwen, khi đó mới 9 tuổi, đặt chân đến phòng thi tuyển sinh đại học cùng với cha của mình. Tuy nhiên, sau khi có kết quả, nữ sinh chỉ ghi được 172 điểm. Cha của cô bé cho biết, bé gái đang được luyện thi gắt gao và sẽ quay trở lại vào năm sau.
Năm 2017, Zhang Yiwen, khi đó mới 10 tuổi, một lần nữa đặt chân vào phòng thi tuyển sinh đại học. Cuối cùng, nữ sinh được nhận vào Học viện Công nghệ Thương Khâu (hệ cao đẳng 3 năm) với số điểm 352 điểm.
Zhang Yiwen bắt đầu thi đại học lần đầu tiên vào năm 9 tuổi.
Có lẽ đối với nhiều người, Zhang Yiwen, mới 10 tuổi đã thực sự được coi là "thiên tài" khi trúng tuyển đại học. Nhưng một đứa trẻ 10 tuổi vào đại học sẽ vô cùng lạc lõng, hơn nữa ngôi trường mà bé gái theo học cũng không phải trường danh tiếng top 1.
Giáo viên của trường nói: 'Vì Zhang Yiwen thấp và nhỏ hơn các bạn cùng trang lứa rất nhiều nên quá trình học gặp nhiều khó khăn, ngay cả việc quẹt thẻ trong căn tin chiều cao của cô bé cũng không với tới’.
Zhang Yiwen gặp phải khó khăn lớn trong việc hòa nhập với môi trường đại học khi mới 10 tuổi.
Tất nhiên, vì là em gái nên các bạn trong trường rất sẵn lòng giúp đỡ nữ sinh. Tuy nhiên, do chênh lệch tuổi tác quá lớn nên về cơ bản cô bé không có điểm chung nào với các bạn cùng lớp, muốn có bạn thân lại càng khó hơn. Vì vậy, nữ sinh có rất ít bạn bè ở trường.
Năm 10 tuổi nữ sinh thi đỗ vào Học viện Công nghệ Thương Khâu (hệ cao đẳng 3 năm) với số điểm 352 điểm.
Sau một thời gian dài, mong muốn lớn nhất của nữ sinh không phải là làm thế nào để hòa nhập với các bạn cùng lớp mà là hy vọng rằng mọi người sẽ không chú ý đến cô bé như một vật thể lạ trong trường.
Trở nên nổi loạn, oán trách bố mẹ vì nuôi con theo 'kiểu thiên tài'
Vào tháng 7/2020, Zhang Yiwen 13 tuổi tốt nghiệp Học viện Công nghệ Thương Khâu. Tuy nhiên, ở thời điểm này cô bé không còn hào quang ‘thiên tài’ của 3 năm trước khi lần đầu bước chân vào kỳ thi đại học nữa. Hiện tại, cô bé không còn được săn đón, sau khi tốt nghiệp còn quá nhỏ nên cũng không có đơn vị nào dám nhận vào làm.
Cô bé không còn cách nào khác là quay lại trường tư của gia đình để làm trợ giảng, giúp mẹ sửa bài tập hàng ngày và đưa đón học sinh đi học. Kể từ lúc này, cô bé không còn "ngoan ngoãn" nữa, và bắt đầu liên tục buộc tội bố mẹ, phàn nàn rằng họ đã dẫn cô vào con đường sai lầm, khiến cô trở thành "kẻ thay thế" trong mắt bạn bè cùng trang lứa.
13 tuổi tốt nghiệp đại học nhưng nó lại là rào cản với bé gái này.
Nhưng cha cô ấy dường như không đồng ý với những gì con gái nói, và thậm chí còn cho rằng làm vậy là tốt cho tương lai của cô. Sau khi tốt nghiệp trở về nhà, Zhang Yiwen thường cảm thấy cô đơn, và cô bé có vẻ lạc lõng so với những người bạn cùng tuổi. Nhưng cha của nữ sinh luôn tin rằng:
'Bản thân cô đơn không hẳn là xấu, cô đơn cũng là rèn luyện sức khỏe. Làm bạn với hiền nhân chứ không phải người ăn nhậu, ham vui. Cần kết bạn là tốt nhưng cũng không phải ai cũng có thể kết bạn được. Có rất nhiều người thành công và họ đều có một điểm chung là cô đơn’.
Cô bé năm nào từng nổi tiếng và được truyền thông săn đón nay đã mất đi ánh hào quang.
Trở thành công cụ kiếm tiền, quảng cáo cho lớp luyện thi
Cha của Zhang Yiwen, Zhang Mintao, đã mở một cơ sở giáo dục và đào tạo tư thục. Người đàn ông này luôn chỉ trích phương pháp giáo dục truyền thống là tốn thời gian. Thậm chí còn không cho con đi học trường công như thông thường mà chỉ tự đào tạo tại nhà. Bên cạnh đó, người đàn ông này đề cao phương pháp đào tạo thần đồng, vừa tiết kiệm thời gian mà còn giảm tối đa chi phí đào tạo.
Zhang Yiwen từ nhỏ đã theo học với cha mẹ, lên 4 tuổi đã biết hơn 2.000 chữ Hán, học trường tư thục tại nhà trong 5 năm, và đạt chứng chỉ tương đương cao. Sau đó thì tham gia kỳ thi đại học. Cha của bé gái cho hay:
'Tôi dự định để con bé tốt nghiệp tiến sĩ vào năm 20 tuổi, sau đó dấn thân vào nghiên cứu khoa học và gia nhập tầng lớp thượng lưu'.
Người cha thậm chí còn in hình quảng cáo tuyển sinh lên áo rồi cho bản thân và con gái mặc khi phỏng vấn.
Sau khi Zhang Yiwen tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học lần đầu tiên và trở nên nổi tiếng, cha của cô đã liên tục sử dụng hình ảnh con gái làm quảng cáo để tuyển sinh cho lớp luyện thi của mình.
Với sự nổi tiếng của con gái hồi đó, ông bắt đầu quảng bá triết lý giảng dạy của mình ở khắp mọi nơi và khuyến khích các bậc cha mẹ gửi con đến cơ sở đào tạo của ông.
Không khó để nhận thấy cái gọi là thần đồng chỉ là công cụ được những bậc phụ huynh lợi dụng để kiếm lời cho bản thân. Họ không quan tâm đến việc con cái có tuổi thơ hạnh phúc hay không mà chỉ đơn giản là áp đặt ý muốn của mình lên con cái, mong con hoàn thành tốt tâm nguyện của mình.
Cả cha mẹ cô bé đều không mặn mà với giáo dục truyền thống, họ đề cao việc đào tạo thần đồng.
Đối với Zhang Yiwen, việc tốt nghiệp đại học khi mới 13 tuổi thực sự trở thành rào cản lớn cho nữ sinh. Cô bé vừa không thể tìm được việc làm, vừa không có bạn bè. Việc học liên thông lên cao hơn cũng rất khó khăn. Hiện tại, theo Zhang Yiwen, việc đào tạo theo kiểu thiên tài như vậy là lựa chọn sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của cô.