Trước tình hình xảy ra nhiều vụ lừa đảo trực tuyến qua smartphone xuất hiện gần đây câu hỏi đặt ra là sử dụng smartphone có cần cài phần mềm diệt virus không?
Hình minh họa
Hệ điều hành Android rất an toàn?
Có người cho rằng các cho rằng smartphone hệ Android rất an toàn nếu bạn không nhấn vào các đường link hoặc trang web lạ và không cần phải cài đặt phần mềm diệt virus. Thực tế thì không hẳn là bạn mãi mãi không bao giờ nhấn vào đường link hoặc trang web lạ.
Ngày nay, các cuộc tấn công càng ngày càng tinh vi như qua gửi, nhận email, gửi các file audio, video… là các hình thức được dùng để sử dụng để phát tán phần mềm độc hại. Những kẻ tấn công thường sẽ ngụy trang chương trình độc hại thành những file trông có vẻ vô hại, để nạn nhân nhấp vào mà không cần suy nghĩ kỹ. Sau khi điều này được thực hiện, phần mềm độc hại có thể hoạt động.
Bạn cần nghĩ rằng, chúng ta sử dụng smartphone của mình để kết nối với Internet, tải xuống phần mềm và file, điều đó có nghĩa là máy luôn có khả năng phải tiếp xúc với các phần mềm độc hại.
Khi bạn có thể tải xuống bất kỳ file và ứng dụng nào đó vào điện thoại của mình, đây cũng có thể là các vector phần mềm độc hại phổ biến.
Bạn nên nhớ rằng ngay cả đã cài phần mềm diệt virus mới nhất thì bọn tội phạm, hacker lại có những cách thức truy cập thiết bị và dữ liệu tiên tiến hơn.
Với các thiết bị công nghệ nói chung, loại tội phạm mạng trực tuyến phổ biến nhất là phishing, tấn công bằng phần mềm độc hại, tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và tấn công Man in the Middle (MITM)…. nhưng bạn còn phải đối mặt với cả việc tấn công mạng ngoại tuyến nữa.
Một phương pháp phổ biến để lây nhiễm phần mềm độc hại ngoại tuyến là sử dụng ổ flash. Ổ flash có thể chứa phần mềm độc hại, sau đó sẽ lây nhiễm sang bất kỳ thiết bị nào mà nó được cắm vào. Bạn có chắc chắn rằng, máy của bạn không bao giờ được kết nối với các thiết bị khác không? Kẻ tấn công sẽ dễ dàng lây nhiễm sang thiết bị của bạn qua ổ flash nếu bạn không giám sát thiết bị trong vài phút.
Ưu điểm và nhược điểm khi cài ứng dụng diệt virus
Có thể phát hiện được các ứng dụng mã độc, tài liệu chứa mã độc khi tải về điện thoại. Ngăn chặn giúp bạn không mất dữ liệu, thông tin nhạy cảm.
Tự động quét và chặn những ứng dụng tiềm ẩn nguy cơ có thể đánh cắp dữ liệu của người dùng. Bạn có thể yên tâm hơn khi duyệt web.
Tuy nhiên, khi cài phần mềm diệt virus thì Hiệu năng điện thoại của bạn có khả năng bị giảm. Điện thoại sẽ bị hao pin hơn do các ứng dụng diệt virus thường sẽ chạy ngầm. Nếu máy cũ, sẽ làm thiết bị nhanh chóng bị tăng nhiệt độ, nóng máy và ảnh hưởng quá trình sử dụng.
So với ưu điểm thì nhược điểm không đáng kể bạn nhỉ?
Mã độc trên Android - Ảnh minh họa
Có phải tất cả các điện thoại đều có phần mềm diệt virus?
Có hay không tùy thuộc vào loại smartphone bạn đang sử dụng. Dòng sản phẩm iPhone của Apple đi kèm với một hệ điều hành có độ bảo mật cao được thiết kế để ngăn chặn phần mềm độc hại và virus. Nói chung, phần mềm iOS hoạt động như một lớp diệt virus cho người dùng iPhone, nhưng điều này không có nghĩa việc hack iPhone là không thể.
Google Play Protect hiện đang được dành cho người dùng smartphone Android. Theo Google, Play Protect quét 125 tỷ ứng dụng hàng ngày để đảm bảo không có hoạt động độc hại nào đang diễn ra trên thiết bị.
Google Play Protect cũng đi kèm với các tính năng bảo mật trên thiết bị, chẳng hạn như quét PHA (Ứng dụng có khả năng gây hại), API duyệt web an toàn và reCAPTCHA để phân tích rủi ro. Phần mềm này được sử dụng bởi nhiều smartphone chạy Android, bao gồm Samsung, OnePlus và HTC.
Nếu là điện thoại Samsung, một số dòng cao đã có tích hợp sẵn Knox. Samsung Knox là một loại giải pháp quản lý bảo mật có sẵn như một tính năng mặc định trên nhiều thiết bị Samsung. Nó cung cấp tính năng chống phần mềm độc hại và virus cũng như lưu trữ dữ liệu an toàn để bảo vệ thiết bị của bạn và dữ liệu mà thiết bị lưu trữ. Nhưng hình như Knox chú trọng vào doanh nghiệp nhiều hơn là máy cá nhân.
Các phần mềm diệt virut trên điện thoại có tác dụng như quảng cáo không?
Một báo cáo đến từ AVComparatives, một tổ chức tại Áo chuyên thử nghiệm các ứng dụng diệt virus cho thấy, hầu hết các ứng dụng diệt virus Android thật sự không có tác dụng bảo vệ như quảng cáo.
Cụ thể, chỉ 1/10 số ứng dụng mang đi kiểm tra có thể chống lại 2,000 mẫu mã độc trong thử nghiệm, theo AV-Comparatives. Và trong 250 app diệt virus được thử nghiệm thì chỉ có 80 ứng dụng vượt qua được những tiêu chuẩn cơ bản nhất của một ứng dụng diệt virus để bảo vệ điện thoại Android của người dùng.
Như vây ngay cả khi bạn đã cài phần mềm diệt virus cho máy bạn cũng cần phải lựa chọn cho đúng phần mềm có hiệu quả thực sự.
Có cần cài thêm phần mềm diệt virus cho smartphone hay không?
Câu trả lời là nếu smartphone của bạn đi kèm với một số loại phần mềm diệt virus được cài đặt sẵn, bạn là một người dùng Smartphone bình thường trong công việc hàng ngày thì có thể đủ an toàn mà không cần tải xuống bất kỳ thứ gì khác.
Nhưng nếu lo ngại về bảo mật, bạn có thể cân nhắc cài đặt một ứng dụng diệt virus bổ sung để cung cấp cho bạn một lớp bảo vệ cần thiết, ít nhất là làm bạn yên tâm.
Có rất nhiều ứng dụng diệt virus dành cho smartphone từ những tên tuổi uy tín, chẳng hạn như McAfee, Norton, Bitdefender và Malwarebytes. Một số ứng dụng này sẽ được sử dụng miễn phí, đặc biệt nếu bạn đã đăng ký với nhà cung cấp phần mềm diệt virus trên máy tính của mình.
Cuối cùng thì phần mềm diệt virus chắc chắn không phải là cách duy nhất mà bạn dùng để bảo vệ dữ liệu của mình. Nếu công việc của bạn yêu cầu bảo mật và quyền riêng tư là ưu tiên hàng đầu của bạn, bạn có thể làm những việc khác để giữ an toàn cho thiết bị của mình như việc sử dụng VPN đáng tin cậy.
Ngăn chặn mọi truy cập vật lý trái phép vào điện thoại của bạn, hãy sử dụng bảo vệ bằng mật khẩu, nhận dạng khuôn mặt và quét vân tay. Bạn cũng có thể bảo vệ các ứng dụng cụ thể bằng mật khẩu.
Không ai thực sự muốn phải mất thêm tiền cho phần mềm diệt virus. Nhưng loại phần mềm diệt virut cho điện thoại là công cụ cần thiết đối với thiết bị của bạn, cả khi trực tuyến và ngoại tuyến trong thực trạng ngày càng nhiều vụ lừa đảo trực tuyến qua smartphone xuất hiện gần đây.